TIN VUI

Tuần san Bạn trẻ Công Giáo  -  Số 77 CN 18.03.2007

 

Web site:www.tinvui.org E-mail : bantreconggiao@yahoo.com

Hoặc : tinvuivietnam@gmail.com

 

MỤC LỤC

 

 CN IV MÙA CHAY - NĂM C..

CHA VÀ CON..

THÁNH GIUSE VÀ BA CON ĐƯỜNG..

THÔNG CÁO CỦA TÒA THÁNH VỀ CHUYẾN ĐI VIỆT NAM...

Thánh lễ tạ ơn của phái đoàn Tòa Thánh Vatican tại nhà thờ chính tòa Hà Nội.

Đại Hội Liên hiệp Nữ Tu Đa Minh Việt Nam..

THÁNH GIUSE, BẠN TRĂM NĂM ĐỨC MARIA ( 19/03/2007)

THÁNH GIUSE GIÚP TA TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP ( Thánh Têrêsa Avila)

MỘT CHẤT VẤN CHO LÒNG BÁC ÁI VÀ ĐỨC TIN..

Cùng chay tịnh với Đức Giêsu.

Tài liệu tĩnh tâm Linh mục Giáo phận Phú Cường 2007.

BẨY LỜI CỦA CHÚA GIÊSU TRÊN THÁNH GIÁ..

Lời ngỏ.

LỜI THỨ NHẤT “LẠY CHA, XIN THA CHO CHÚNG VÌ CHÚNG KHÔNG BIẾT VIỆC CHÚNG LÀM” (LC 23,34)

LUCIA VÀ PAOLO CREPAZ, ĐÔI VỢ CHỒNG QUẢNG ĐẠI.

ĐÀN ÔNG LÀ ĐẤT , ĐÀN BÀ LÀ NƯỚC..

BAO DUNG..

 

 

 

SỐNG LỜI CHÚA

 


CN IV MÙA CHAY - NĂM C

Ngày 18/03/2007

 

Lc 15, 1-3. 11-32

"Em con đã chết nay sống lại".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, những người thu thuế và những kẻ tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng; thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: "Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng". Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này: "Người kia có hai con trai. Đứa em thưa với cha rằng: 'Thưa cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về con'. Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít ngày sau, người em thu nhặt tất cả của mình, trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của thì vừa gặp nạn đói lớn trong miền đó, và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ cặn bã heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ: 'Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói. Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: "Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha" '. Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu... Người con trai lúc đó thưa rằng: 'Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa'. Nhưng người cha bảo đầy tớ: 'Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng: vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất, nay lại tìm thấy'. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình.

"Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: 'Đó là em cậu đã trở về, và cha cậu đã giết bê béo, vì thấy cậu ấy về mạnh khoẻ'. Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào. Nhưng anh trả lời: 'Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về thì cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó'. Nhưng người cha bảo: 'Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy' ".  Đó là lời Chúa.

CHA VÀ CON

 Trong sứ mạng cứu độ, Đức Giêsu loan báo tình yêu và lòng thương xót vô biên của Cha dành cho người tội lỗi vì tất cả mọi người đều là con của Cha, cùng được thừa hưởng phần gia nghiệp Nước Trời. Vì thế những người được gọi là tội lỗi đã lui tới với Đức Giêsu để nghe Người giảng và Người đã thân thương đón tiếp, gần gũi, ăn uống với họ, trong khi người Pharisêu và kinh sư, những người được gọi là công chính theo luật, lại khinh dễ tránh xa và kết án họ. Vì thế, Đức Giêsu đã kể cho họ dụ ngôn nói về vấn đề của hai người con trước tình yêu bao la của Cha.

1. Vấn đề của người con thứ

 

Lớn lên trong một gia đình giàu có, anh nhận lãnh mọi sự từ một người cha khôn ngoan nhân hậu, nhưng tới khi đó, hầu như anh không coi mối quan hệ gia đình là hạnh phúc, anh có một khát vọng duy nhất là muốn ra đi để hưởng thụ thỏa thích những gì mà xã hội, bạn bè có thể dành cho anh. Và anh đã quyết định xin cha cho anh phần gia tài thuộc về anh. Nhưng mọi sự không như anh nghĩ. Khi tách khỏi mối quan hệ với cha, không đựơc nghe lời hướng dẫn, khuyên bảo của cha. Anh đã phung phí, và đánh mất tất cả từ tiền của đến nhân phẩm của mình. Tuy nhiên, trong chính thảm cảnh đói khổ, anh đã nghĩ lại cuộc sống no dủ của những người giúp việc trong nhà cha được hưởng, nên anh đã trở về và được cha bù đắp cho anh tất cả, đặc biệt là phẩm giá của một người con.

 

Người con thứ là hình ảnh ẩn dụ của những người thu thuế và tội lỗi đang lui tới với Đức Giêsu và nghe người giảng. Cũng như người cha trong dụ ngôn, Đức Giêsu đã tha thứ tội lỗi cho họ và cũng thân tình với họ vì Chúa muốn cho nhóm Pharisêu và kinh sư nhận ra rằng: họ cần phải vui mừng vì một người anh em bị lạc mất mà nay đã tìm thấy, đã chết mà nay đã sống lại.

 

2. Vấn đề của người con cả

 

Người anh cả chắc hẳn là loại người rất cần mẫn, chăm chỉ làm việc: Sau khi em của anh đã nhận phần gia tài của mình và ra đi, anh đã phải quán xuyến mọi việc trong nhà, và bận bịu tới nỗi hầu như không có giờ ở bên cha, nghe cha tâm sự và hiểu được nỗi lòng của cha. Vì thế, khi hay biết cha đã tổ chức tiệc mừng để đón tiếp người em đi hoang trở về, anh rất khó chịu, bực bội, phản đối và bất mãn với cha. Chung qui là vì anh không hề quan tâm đến niềm vui của cha và hạnh phúc của em, anh chỉ nhìn vào bản thân và thấy mình bị thiệt thòi đủ thứ.

 

Qua hình ảnh của người anh cả, Đức Giêsu muốn người Pharisêu và kinh sư nhìn lại thái độ khinh dễ và loại trừ người có tội của họ. Người muốn quí ông hiểu đúng về Thiên Chúa với trái tim bao la của người Cha, luôn yêu thương từng người con, đặc biệt những người con biết sám hối sau một cuộc đời tội lỗi. Đồng thời Đức Giêsu cũng muốn quí ông nhìn chính đời sống của mình, mặc dầu luôn nhân danh Thiên Chúa để giảng dạy về luật lệ và cầu nguyện lâu giờ, nhưng quí ông có thực sự yêu mến Thiên Chúa hay không?



 

3. Nhìn lại bản than

 

Lạy Cha, nhìn lại đời sống đạo của mình, con thấy mình không quá tệ như người con thứ, vì con chưa từng bỏ nhà ra đi hay bỏ không giữ đạo, đồng thời con cũng không quá cứng cỏi chống đối lòng thương xót của cha như người anh cả. Tuy nhiên, khi con cầu nguyện, dưới ánh sáng Lời Chúa, con thấy mình cũng đã từng bỏ rơi cha như cả hai anh em khi con chỉ biết sống ích kỷ cho riêng mình. Và khi con càng chiêm ngắm tình yêu của Cha trong thái độ sống của Đức Giêsu, con càng cảm nhận được một niềm bình an và hạnh phúc tràn đầy với niềm xác tín rằng: Cha luôn tiếp nhận con, ngay cả những lúc con có nhiều lỗi lầm. Hơn nữa, cho dù những người chung quanh có phê bình đánh giá con thế nào thì Cha vẫn yêu thương con. Xin cho con cũng biết đối xử từ tâm với những lỗi lầm của anh em con như Cha đã đối xữ với con. Amen.

 

Nữ tu Têrêsa Phạm Thị Oanh

Dòng Đaminh Tam Hiệp

Mục lục

 

 

TU ĐỨC

 

THÁNH GIUSE VÀ BA CON ĐƯỜNG


Thánh Giuse là con người thinh lặng. Nhưng Ngài là thầy dạy nhiều nhân đức.

 

Năm nay, mừng lễ Ngài tại Việt Nam trong tình hình mới, tôi cùng với những kẻ mến Ngài cùng nhau cầu nguyện và suy nghĩ. Chúng tôi khẩn khoản xin Ngài chỉ bảo cho biết điều gì, mà Ngài thấy là cần để ý nhất cho cuộc sống đạo hôm nay.


Tôi gẫm suy và giờ đây tôi mạo muội chia sẻ.


Tôi thấy cuộc sống thánh Giuse được chi phối bởi ba con đường.


Cuộc sống của thánh Giuse với ba con đường


1/ Con đường sinh sống của thánh Giuse


Đọc Phúc Âm, chúng ta nhận ra phần nào hình ảnh sinh sống của thánh Giuse.


Ngài đã sinh sống đúng như một người lao động bình thường. Ngài kiếm sống một cách cần cù với nghề thợ mộc. Ngài hoà nhã với xóm làng. Ngài giữ luật Nước đi về Belem để đăng ký. Theo lệnh Chúa, Ngài mau lẹ đưa gia đình sang Ai Cập để lánh nạn. Cũng theo lệnh Chúa, Ngài đưa Đức Mẹ và Chúa Giêsu trở về Galilê, định cư tại thành Nadarét. Ở đó Ngài lo cho gia đình một cuộc sống tương đối đầy đủ. Ngài được mọi người đồng hương coi là một người công chính.

 

Như vậy, con đường sinh sống của thánh Giuse kể là ổn định, bảo đảm được nhân cách cho tất cả gia đình.


2/ Con đường giữ đạo của thánh Giuse


Thánh Giuse đã thực hiện mọi điều luật đạo bấy giờ truyền dạy. Ngài để Chúa Hài Đồng chịu phép cắt bì, đúng ngày, đúng cách. Ngài đem Chúa Hài Đồng lên Giêrusalem để tiến dâng lên Thiên Chúa. Hằng năm Ngài cùng với Đức Mẹ và Chúa Giêsu trẩy hội đến đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua.


Con đường giữ đạo của thánh Giuse được coi là đúng đắn, trọn vẹn theo luật đạo.


Ngài kính trọng các hình thức luật đạo. Trong mọi hình thức đó, Ngài dâng lên Chúa tất cả tấm lòng tin cậy mến, tôn thờ tạ ơn Chúa và yêu thương phục vụ tha nhân.


3/ Con đường thiêng liêng của thánh Giuse


Tôi gọi con đường thiêng liêng của thánh Giuse là sự Ngài tin tuyệt đối Chúa Giêsu chính là con đường cứu độ nhân loại. Niềm tin này đưa Ngài vào sự sống mới. Ngài gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu, khiêm nhường vâng phục thánh ý Chúa Cha. Sự sống mới không ngừng thôi thúc Ngài từ bỏ mình, sẵn sàng chịu mọi sự khốn khó, để cộng tác vào chương trình cứu thế của Chúa Giêsu.

 

Con đường thiêng liêng này rất âm thầm, nhưng biến đổi toàn diện đời Ngài. Ngài sống cho ơn gọi đó. Hạnh phúc của Ngài là được đi trên con đường thiêng liêng cao cả ấy. Ngài biết con đường thiêng liêng này đòi Ngài phải tỉnh thức lắng nghe ý Chúa, khiêm tốn thực thi ý Chúa trong mọi sự, can đảm bỏ ý riêng. Nhưng nhờ ơn Chúa, Ngài đã trung thành với con đường này từng giây từng phút suốt trọn đời Ngài.

Cuộc sống thánh Giuse là đã đi theo ba con đường trên đây một cách hài hoà, với nhiều tỉnh thức và khôn ngoan, nhất là với đức ái quên mình.


Bây giờ, chúng ta thử nhìn vào chính mình và cộng đoàn ta, để xem cuộc sống hiện nay của ta có giống cuộc sống của thánh Giuse không.


Cuộc sống của chúng ta với những con đường


1/ Con đường sinh sống của ta


Ta phải sống. Nên ta lo chọn một con đường để sinh sống, sao cho an cư lạc nghiệp. Nỗi lo đó là chính đáng. Nhưng trên thực tế hôm nay, đang xảy ra nhiều điều đáng ngại. Có những người lười biếng, không phấn đấu làm ăn lương thiện. Lại có những người chạy theo con đường sinh sống với nhiều tham vọng không chính đáng. Được cái này lại muốn thêm cái kia. Ngày đêm bơi lội trong những bận tâm về của cải và danh vọng.


Phong trào hưởng thụ và cạnh tranh kinh tế đang thúc đẩy con người dốc hết sức mình vào hiệu năng vật chất. Xa xỉ kéo theo xa xỉ. Phí phạm đòi thêm phí phạm.


Tham vọng không biên giới. Hưởng thụ không có chỗ dừng. Nhiều điều lừa dối ta. Nhưng lại nói là để phục vụ cuộc sống. Do đó, rất nhiều người không còn để tâm đến việc đạo.


2/ Con đường giữ đạo của ta


Thực ra, phần đông còn giữ đạo. Nhưng biết bao người giữ đạo cho có lệ. An tâm với hình thức. Bỏ nhiều điều căn bản. Nhất là lỗi phạm đức ái một cách ngon lành.


Đáng ngại nhất là người trong đạo bị dụng-cụ-hoá, để cho ma quỷ tự do lôi kéo vào những chương trình đen tối, gây nên gương mù gương xấu.


3/ Con đường thiêng liêng của ta


Nếu tôi không lầm, thì con đường thiêng liêng hiện nay đang bị nhiều cộng đoàn coi rất nhẹ. Con đường thiêng liêng, mà thánh Giuse đã tha thiết trung thành là sống mật thiết với Chúa Giêsu, luôn vâng phục thánh ý Chúa Cha. Con đường ấy trước đây đã được nhiều giáo dân, nhất là nhiều tu sĩ giáo sĩ nêu gương. Nhưng nay mẫu gương đời sống khó nghèo, chiêm niệm, cầu nguyện, hy sinh, khổ hạnh đang có nguy cơ trở nên khan hiếm.


Hiện nay, cơ sở đạo ta được mở mang hơn. Tổ chức đạo ta được tưng bừng hơn. Nhân sự đạo ta được tăng số hơn. Thiết tưởng, tất cả sẽ tốt hơn, nếu con đường thiêng liêng cũng được phát triển sâu rộng, nhất là nơi những người tu, đặc biệt là nơi các đấng bậc trong đạo.


Phần đông chúng ta tưởng rằng: Vấn đề giải phóng con người tuỳ thuộc ở vấn đề tăng trưởng kinh tế, thay đổi cơ chế xã hội, tự do tín ngưỡng. Thiết nghĩ đó chỉ đúng một phần. Theo tôi, yếu tố quan trọng để cứu độ con người và thế giới vẫn là con đường thiêng liêng. Thánh Kinh dạy như thế. Kinh nghiệm lịch sử minh chứng điều đó. Tại Việt Nam, nhiều nơi đạo coi như đang lên, nhưng thực sự đang xuống, vì bỏ con đường thiêng liêng.


Xin thánh Giuse thương dẫn dắt mỗi người chúng ta đi đúng những con đường mà Chúa muốn, nhất là biết tha thiết với con đường thiêng liêng cứu độ, mà xưa Ngài đã gắn bó.


Xin thánh Giuse chia sẻ đức ái của Ngài một cách đặc biệt cho các gia trưởng, và một cách đặc biệt hơn nữa cho các mục tử tại Việt Nam hôm nay.

 

+ GM JB Bùi Tuần

Mục lục

 

 

HIỆP THÔNG GIÁO HỘI

 

 

THÔNG CÁO CỦA TÒA THÁNH VỀ CHUYẾN ĐI VIỆT NAM

 

VATICAN. Sáng 12-3-2007, Phái đoàn Tòa Thánh đã từ Việt Nam về đến Roma bằng an sau 1 tuần lễ viếng thăm từ ngày 5 đến 11-3.

Thông cáo của Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh nói rằng: 'Phái đoàn gồm có Đức Ông Pietro Parolin, Thứ trưởng ngoại giao, Đức Ông Luis Mariano Montemayor, Tham tán Sứ Thần phục vụ tại Phủ Quốc vụ khanh, và Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, Chủ sự tại Bộ truyền giáo. Đoàn đã về đến Roma hôm nay, sau một tuần khẩn trương tại Việt Nam từ ngày 5 đến 11-3-2007. Phía Việt Nam đã muốn làm nổi bật bằng nhiều cách cuộc viếng thăm thứ 14 của Phái đoàn Tòa Thánh tại Việt Nam, diễn ra ít lâu sau cuộc tiếp kiến của ĐTC Biển Đức 16 dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng giêng vừa qua.

”Trước tiên Phái đoàn đã gặp Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, GM Nha Trang, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, và Ban Thường Vụ của HĐGM.

”Các buổi làm việc với Ban Tôn Giáo do ông Nguyễn Thế Doanh chủ tọa, đã diễn ra trong bầu không khí thân mật, thẳng thắn và tôn trọng, giúp duyệt qua việc áp dụng Pháp Lệnh về các tín ngưỡng và tôn giáo, ban hành ngày 18-6-2004, liên quan tới chính sách của chính phủ Việt Nam về vấn đề tôn giáo, việc bổ nhiệm một số GM đang tiến hành, và các vấn đề khác liên quan đến đời sống và hoạt động của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Phái đoàn chính phủ không quên đề cao vai trò của cộng đồng Công Giáo tại Việt Nam, trong khi Phái đoàn Tòa Thánh cầu mong rằng các tín hữu Công Giáo ngày càng có thể góp phần phổ biến các giá trị luân lý, nhất là về việc huấn luyện giới trẻ, giữa lúc có những thay đổi mau lẹ về xã hội và kinh tế trong xã hội Việt Nam, và thăng tiến tình liên đới đối với những tầng lấp yếu thế nhất trong dân chúng. Cả hai bên đều nhấn mạnh rằng các vấn đề còn bỏ ngỏ có thể được đề cập đến và giải quyết thích đáng với sự thỏa thuận giữa hai bên, qua một cuộc đối thoại kiên nhẫn và xây dựng.

”Phái đoàn Tòa Thánh đã viếng thăm Thứ Trưởng ngoại giao Lê Công Phụng, Phó chủ tịch Ủy ban ngoại giao thuộc Ủy ban trung ương đảng cộng sản Việt Nam, tiến sĩ Phạm Xuân Sơn, Chủ tịch Ủy ban ngoại giao của Quốc Hội, tiến sĩ Vũ Mão. Trong các dịp đó, vấn đề bình thương hóa quan hệ với Tòa Thánh đã được nêu lên. Về vấn đề này, phía Việt Nam cam kết rằng, theo chỉ thị của Thủ Tướng, các cơ quan thẩm quyền đã làm việc, trong khi cùng nhau cứu xét một số thể thức cụ thể để khởi sự tiến trình thiết lập quan hệ ngoại giao.

”Một kinh nghiệm đặc biệt cảm động là cuộc viếng thăm một vài giáo phận tại Việt Nam, năm nay có liên hệ tới giáo phận Quy Nhơn và Kontum là hai giáo phận chưa được Phái đoàn Tòa Thánh viếng thăm. Phái đoàn đã đồng tế thánh lễ với các GM liên hệ và phần lớn hàng giáo sĩ trong bầu không khí vui mừng sâu xa và hiệp thông Giáo Hội. Giáo Phận Kontum, ở miền Trung Nguyên, gồm phần lớn các tín hữu thuộc các sắc tộc thiểu số, quen gọi là người ”thượng”, đã tham gia rất đông đảo các buổi cầu nguyện. Tại mỗi giáo phận viếng thăm, Phái đoàn Tòa Thánh cũng đã gặp các vị Chủ tịch các Hội đồng nhân dân ở địa phương.

Sau cùng, Phái đoàn đã cử hành thánh lễ cho các tín hữu tại Nhà thờ Thánh Giuse ở Hà Nội và giáo xứ Hòn Gai ở Hạ Long, thuộc giáo phận Hải Phòng, gần Trung Quốc, và đã viếng thăm nhiều nhà dòng, cơ sở từ thiện, trường nội trú và trường mẫu giáo của một Giáo Hội không ngừng gợi lên sự ngưỡng mộ về lòng can đảm, sức sinh động và năng nổ. Với tất cả mọi người Phái đoàn Tòa Thánh đã chuyển lời khích lệ và Phép Lành của ĐTC Biển Đức 16, Vị mà các tín hữu đã bày tỏ những dấu hiệu kính mến sâu xa, lòng gắn bó con thảo và trung thành, với hy vọng rằng một ngày kia chính ĐTC có thể đến viếng thăm mục vụ tại Việt Nam” (SD 12-3-2007)

Lm. Giuse  Trần Đức Anh OP

Mục lục

 

Thánh lễ tạ ơn của phái đoàn Tòa Thánh Vatican tại nhà thờ chính tòa Hà Nội.

Hà Nội, Việt Nam (11/03/2007) - Ngày 11 tháng 3 năm 2007, Chúa Nhật thứ III Mùa Chay, vào lúc 9 giờ sáng, thánh lễ đồng tế do Ðức Ông Pietro Pardin, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, chủ tế, đã được cử hành trọng thể tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Ðây là thánh lễ tạ ơn, kết thúc chuyến viếng thăm, công vụ thường niên của Tòa Thánh với Chính Phủ Việt Nam từ ngày 5-3-2007 đến 11-3-2007 tại Việt Nam.

Trong thánh lễ đồng tế có sự hiện diện của Ðức Tổng Giám Mục Hà Nội - Ðức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Cha Chính Giáo Phận, linh mục đoàn Hà Nội, các Ðức Ông trong phái đoàn Tòa Thánh cùng đông đảo nam nữ tu sĩ và giáo dân tới tham dự thánh lễ.

Trước thánh lễ, Ðức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã trân trọng giới thiệu với cộng đoàn Dân Chúa các Ðức Ông, thành phần trong phái đoàn. Ngài giới thiệu sơ qua về mục đích chuyến viếng thăm của phái đoàn và nhắc nhở cộng đoàn cầu nguyện cho phái đoàn, cho Giáo Phận Hà Nội, cho Giáo Hội Việt Nam.

Thánh lễ đã diễn ra trong bầu khí trang nghiêm sốt sáng. Trong bài giảng, trước tiên, Ðức Ông Pietro Pardin đã bày tỏ sự vui mừng được dâng thánh lễ tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội sau một tuần làm việc nghiêm túc với Chính Phủ Việt Nam về các vấn đề của Giáo Hội Việt Nam. Ngài đã nói sơ qua về cuộc viếng thăm và làm việc của phái đoàn Tòa Thánh với Ban Tôn Giáo Chính Phủ, với một số các vị chức trách của Trung Ương, đồng thời Ngài nêu tầm quan trọng mang tính lịch sử của chuyến viếng thăm, gặp gỡ gần đây của Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam, với Ðức Thánh Cha Benedict XVI tại Vatican ngày 25-1-2007. Ðức Ông cũng bày tỏ những ấn tượng mạnh mẽ của Ngài cũng như của phái đoàn trước đức tin mạnh mẽ, tinh thần hi sinh, phục vụ, tinh thần hiệp nhất với Ðức Thánh Cha của giáo dân Việt Nam tại các giáo phận mà Ngài vừa thăm viếng. Ngài đã chuyển đến phép lành, những tâm tình quý mến của Ðức Thánh Cha tới hàng giám mục, các linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân Việt Nam để nói lên rằng Ðức Thánh Cha luôn đồng hành cùng giáo dân Việt Nam, Giáo Hội Việt Nam luôn luôn ở trong trái tim Ngài. Ðức Ông hứa sẽ trình lên Ðức Thánh Cha những ấn tượng tốt đẹp của Ngài về một Giáo Hội sống động, yêu thương, về cách sống đạo nhiệt thành, kiên trì của giáo dân Việt Nam. Ðể Tòa Thánh được gần gũi với Giáo Hội Việt Nam, Ðức Ông đã bày tỏ ước mong sớm có một Vị đại diện cho Ðức Thánh Cha tại Việt Nam và hi vọng một ngày gần đây nhất Ðức Thánh Cha sẽ đến Việt Nam để chính Ngài chứng kiến lòng tin yêu sống động, lòng kiên trì của giáo dân tại đất nước nhỏ bé thân yêu này.

Trong phần suy niệm Lời Chúa, Ðức Ông đã bắt đầu bằng Ðiều Răn thứ nhất Chúa truyền cho Mai-sen: "Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn", nhưng Ðức Ông nhấn mạnh rằng trước khi chúng ta yêu mến Thiên Chúa thì Chúa đã yêu thương chúng ta rồi. Nếu như trước kia Chúa nói với Mai-sen "Ta đã biết những nỗi khốn cùng của Dân Ta" thì nay chắc Chúa cũng đang nói với chúng ta "Ta cũng đã thấy những nỗi vất vả, khó khăn của từng người trong các con". Cho nên, chúng ta phải xác tín rằng Chúa luôn yêu thương, luôn thấu hiểu những tâm tư, những khát vọng, những buồn vui của mỗi người chúng ta, Chúa không bao giờ bỏ chúng ta. Tình yêu của Chúa đối với chúng ta tỏ ra rằng Chúa cũng hết sức kiên nhẫn như cây vả trong Tin Mừng Luca (Lc 13,1-9).

Sau thánh lễ là bài cảm ơn đầy ý nghĩa của một giáo dân đại diện cho Cộng Ðoàn Dân Chúa Hà Nội với những bó hoa tươi thắm dâng lên Ðức Tổng Giám Mục, Quý Ðức Ông trong phái đoàn Tòa Thánh, như tình cảm kính mến và lòng tri ân của giáo dân Việt Nam đối với các Vị Mục Tử của mình.

 

Gp. Hà Nội

Mục lục

 

 

Đại Hội Liên hiệp Nữ Tu Đa Minh Việt Nam


TAM HIỆP, Xuân Lộc -- Sáng ngày 10 tháng 3 năm 2007, chị em Liên hiệp Nữ Đaminh Việt Nam tổ chức ngày đại hội kỷ niệm 11 năm ngày thành lập.

Lúc 8 giờ sáng tại nhà Hội của chị em Đaminh Tam Hiệp thuộc giáo phận Xuân Lộc, các chị em đã đến trong tu phục truyền thống nữ Đaminh Việt Nam, một màu trắng xoá giữa bầu trời đầy nắng, gió và niềm vui chan hoà tình liên đới.

11 năm trước cũng vào ngày 10 tháng 3 này khi kết quả cuộc bầu phiếu quyết định thành lập Liên hiệp Nữ Đaminh Việt Nam với kết quả 15/15 phiếu của các đại biểu nhất loạt đồng thuận, những tràng pháo tay vang lên, vỡ oà niềm vui sau bao ngày tháng suy tư, cân nhắc và cầu nguyện của các chị em trong các hội dòng Đaminh tại Việt Nam.

Đại Hội chị me nữ tu Liên Hiệp Đa Minh VN

11 năm, một chặng đường quả là ngắn ngủi so với một đời người, nhưng là một hành trình dài của sự liên kết, gắn bó, cộng tác trong các công tác sứ vụ, mục vụ, học hành của các chị em liên hiệp nữ Đaminh Việt Nam.

Được biết hiện nay Liên hiệp Đaminh gồm 5 hội dòng Đaminh thành viên gồm: Đaminh Bùi Chu, Đaminh Lạng Sơn, Đaminh Rosa Lima, Đaminh Tam Hiệp và Đaminh Thánh Tâm cùng một ứng viên là Đaminh Thái Bình. Các hội dòng cùng có chung tổ phụ, cùng một linh đạo, một hiến pháp, nhưng độc lập trong việc quản trị. Hiện nay số nữ tu khấn trọn của Liên Hiệp khoảng 1150 chị em, nữ tu khấn tạm khoảng 500 chị em, tập sinh 150 em Tiền Tập sinh khoảng 500 em. Với 146 cộng đoàn đang phục vụ tại 14 giáo phận tại Việt Nam.

Nhìn lại một thập niên có lẻ trong ngày đại hội soeur Têrêsa Phạm Thị Bạch Tuyết- chủ tịch Liên hiệp chỉ phát biểu ngắn gọn bằng câu tán tụng: Tất cả là hông ân Chúa, chúng ta quy tụ với nhau đó là lời mời gọi của Thiên Chúa Ngài đã ân ban hồng phúc này cho chúng ta để chúng ta chung vai sát cánh phục vụ Lòi.

Trong phần báo cáo của soeur thư ký liên hiệp Têrêsa Nguyễn Thị Mừng về những sinh hoạt trong năm vừa qua, liên hiệp đã có được những thuận lợi do tình thương mến của những vị cha anh đi trước đã khích lệ trong tinh thàn và giúp đỡ vật chất cho những công việc của liên hiệp như cha nguyên Bề trên Giám tỉnh Tỉnh dòng Đaminh Việt Nam Giuse Đinh Châu Trân, cha Giuse Nguyễn Cao Luật đương kim Bề Trên giám Tỉnh, cha Bề Trên tổng quyền Dòng Đaminh và chị em Đaminh trên toàn thế giới. Bên cạnh đó liên hiệp cũng gặp một số khó khăn nhất định như thiếu nhân sự và mỗi hội Dòng có những khởi phát dự phóng riêng nên những đề án liên hiệp đưa ra đến nay vẫn chưa hoàn tất được. Tuy vậy công việc trong năm qua đã có nhiều khởi sắc như tổ chức kỷ niệm 10 năm liên hiệp để lại một dấu ấn đậm nét Đaminh, thực hiện tập kỷ yếu đẹp, đặc biệt công trình xây dựng liên học viện thánh Toma tại ngã tư Ga, gần Mai Thôn với dự án khoảng trên 5 tỉ cho 1 trệt và 2 lầu với các phòng học khang trang, thư viện…phục vụ cho sinh viên đang trong giai đạn hoàn tất. Hiện nay liên dòng đang mượn trụ sở của Dòng Chúa Cứu Thế sang năm thứ 3, với tinh thần trợ giúp cho công việc đào tạo người của Chúa, quý cha còn có nhã ý xây dựng thư viện phục vụ cho các chị em sinh viên. Năm vừa qua tại cuộc họp gia đình Đaminh Châu Á vùng Thái Bình Dương Liên Hiệp Nữ Đaminh Việt Nam tham dự với 3 bề trên tổng quyền của ba hội dòng Đaminh Rosa Lima, Đaminh Tam Hiệp và Đaminh Thánh Tâm với đề tài: Công lý và hoà bình tại Châu Á Thái Bình Dương qua tệ nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ.

Ước mơ đi đến một sự hiệp nhất trong linh đạo và sứ vụ Đaminh mà không làm mất đi những nét đặt thù của từng Hội Dòng, đã dấn dần trở thành hiện thực trong những hoạt động đã và đang thực hiện của Liên Hiệp Nữ Đaminh Việt Nam trong 11 năm qua. Định huớng cho một tương lai thật gần để cùng nhau phục vụ LỜI cách hiệu quả hơn, Liên Hiệp Nữ Đaminh Việt Nam đã có những dự phóng cụ thể như sau:

Vì Nước Trời, Giơ cao tay...

1. Xây dựng cơ sở Học Viện liên Dòng Thánh Tôma.

2. Sớm hình thành quy chế Học Viện Liên Dòng để điều hành có hiệu quả và tổ chức một chương trình học có phẩm chất cao và hợp lý.

3. Xin học bổng cho các chị em có khả năng đi học chuyên sâu về thần học, triết học để đào tạo giáo sư cho Học Viện Liên Dòng.

4. Tạo điều kiện cho các chị em du học trở về có thể làm tốtcông tác giảng dạy và nghiên cứu.

5. Thành lập ban giảng huấn lưu động để hỗ trợ việc huấn luyện cho các Hội dòng, nhất là tại miền Bắc.
6. Ban Văn hoá của Liên Hiệp sẽ chuyển ngữ, xuất bản và phổ biến mỗi năm một tài liệu chuyên đề. Hằng năm sẽ thực hiện một số báo Đuốc Sáng.

7. Ban Học Vụ và Đào Tạo, ban Sứ Vụ tổ chức các khoá hội thảo, và nghiên cứu các chương trình hợp tác cụ thể hơn.

8. Ban Linh Đạo nghiên cứu và phổ biến các tài liệu về Dòng.

9. Duy trì việc tổ chức thường huấn hàng năm cho các Bề Trên và các chị phụ trách đào tạo.

10. Nên hay chăng nhận sứ vụ tại hải ngoại.

Ban Bề Trên Đại Diện

Sau đó soeur Anna Hoàng Thị Oanh thuyết trình đề tài “Sống Linh Đạo Đaminh theo tinh thần thánh nữ Catarina Siena”. Bài thuyết trình 2 tiếng đồng hồ để nói về một vị thánh tiến sĩ của giáo Hội, quả là một điều khó với thuyết trình viên và như lời chị Oanh, chị chỉ xin thính giả cưỡi ngựa xem hoa mà thôi. Tuy vậy, bài thuyết trình đầy đủ, ngắn gọn, xúc tích, khúc triết, dễ hiểu và được trình bày rõ ràng với những hình ảnh minh hoạ làm cho mọi người tiếp thu tốt. Hy vọng linh đạo của Chị Thánh một lần nữa lại thúc đẩy chị em đi trên con đường nên thánh mà Chị Thánh đã đi xưa là hài hoà giữa chiêm niệm và hoạt động với một tâm hồn tràn ngập đức ái và nên một với Đức Kitô để loan báo Tin Mừng.

Đúc kết cho ngày đại hội, soeur chủ tịch nhắn nhủ: chúng ta hãnh diện vì có chị thánh Catarina, nhưng để xứng đáng là con cháu thánh Đaminh, là em của chị Thánh chúng ta phải làm gì, phải sống thế nào…đó là những câu hỏi tự vấn mỗi người chúng ta sống tốt hơn với trách nhiệm và bổn phận của ngườu tu sĩ Đaminh.

Ước mong mối liên kết của Liên hiệp Nữ Đaminh luôn ngời sáng trong đoàn sủng, trong cầu nguyện, trong việc đào tạo và trong công tác tông đồ để tình hiệp thông này mãi mãi chặt chẽ keo sơn, huynh đệ cho công cuộc loan báo Tin Mừng đơm hoa kết trái không chỉ nhờ nhân lực dồi dào mà còn nhờ dấu chứng đức ái của người môn đệ Chúa theo cùng một tinh thần của Cha Thánh Đaminh. (Hiến Pháp chị em Đaminh Việt Nam chương o, số V.1).


Nt Minh Nguyên

Mục lục

 

TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO

 

THÁNH GIUSE, BẠN TRĂM NĂM ĐỨC MARIA

( 19/03/2007)

 

THÁNH GIUSE GIÚP TA TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP ( Thánh Têrêsa Avila)

 

Lc Mt 1, 16.18.21.24a

 

Đọc lại câu nói của thánh Têrêsa Avila về thánh cả Giuse sau đây chúng ta không khỏi khâm phục và ngạc nhiên:” Tôi thấy không lần nào xin sự gì cùng thánh Giuse mà không được như ý. Dường như Thiên Chúa ban ơn cho các Thánh giúp ta việc này việc nọ nhưng kinh nghiệm cho tôi biết Thánh Giuse giúp chúng ta trong mọi trường hợp. Tôi lấy danh Chúa mà xin những ai không tin lời tôi hãy thử mà xem”. Hội Thánh qua bao thế kỷ đã dành cho thánh Giuse một chỗ đứng cao vời trong Phụng Vụ thánh. Theo truyền thống Kitô giáo, lòng đạo đức bình dân của các Kitô hữu trên thế giới lúc nào thánh Giuse cũng được mọi người tôn kính như một Đấng đầy uy quyền. Giáo Hội đã trao tặng cho thánh Giuse rất nhiều tước hiệu cao quí, danh xưng nào cũng đẹp, tên nào cũng tuyệt vời chẳng hạn như : Thánh Giuse, Cha nuôi của Chúa Giêsu, thánh Giuse thợ, Bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria vv…Hội thánh hàng năm vẫn dành cả tháng 3 để tôn vinh thánh Giuse mà cao điểm là lễ ngày 19/3, Giáo Hội truyền mừng lễ này cách rất trọng thể.

 

1. THÁNH GIUSE, ANAWIM, NGƯỜI NGHÈO CỦA THIÊN CHÚA:

 

Thiên Chúa đã chọn thánh Giuse giữa muôn người nghèo vì trước mặt Người, thánh Giuse chỉ là người khiêm nhu, nhỏ bé, một người nghèo của Thiên Chúa Giavê, một Anawim như Đức Trinh Nữ Maria. Thánh Giuse cũng chờ đợi Đấng Cứu Thế như muôn dân hằng trông đợi, Đấng mà Thiên Chúa đã hứa với tổ tiên Đavít của mình. Thánh Giuse luôn đặt sinh mạng của mình trong bàn tay yêu thương của Thiên Chúa, phó thác và tin tưởng hoàn toàn nơi Ngài. Vì đặt tin tưởng, cậy trông nơi Thiên Chúa duy nhất là Đấng có uy quyền và làm được tất cả mọi sự. Do đó, khi được sứ thần Gabrien cho biết ý định cứu rỗi của Thiên Chúa ngang qua cái thai mà Maria, bạn của Người vừa mới đính hôn đang cưu mang trong cung lòng trinh khiết, thánh Giuse đã bỏ mọi ý định riêng tư của mình để sống kế hoạch chung, kế hoạch yêu thương và mầu nhiệm của Thiên Chúa. Như Mẹ Maria, thánh Giuse có thể nói với sứ thần:” Xin hãy thành sự cho tôi như lời sứ thần loan báo”. Thánh Giuse đã thực hiện hoàn hảo như lời sứ thần truyền:” Đem Maria về nhà để nuôi dưỡng và giúp đỡ “. Thánh Giuse chỉ là một người thường dân như mọi người dân khác trong xã hội Do thái lúc đó dù rằng Ngài thuộc hoàng tộc vua Đavít. Do đó, thánh Giuse chẳng được đặc ân, đặc lợi như hàng tư tế, Lêvi, biệt phái, Pharisiêu vv…

 

2. VAI TRÒ CỦA THÁNH GIUSE:

 

Trước mặt Mẹ Maria và Chúa Giêsu quả thực thánh Giuse hầu như đứng trong bóng tối. Nhưng đó là vai trò của Ngài, Ngài âm thầm, kiên nhẫn, khiêm nhượng nuôi dưỡng Chúa Giêsu và Mẹ Maria bằng cái nghề thợ mộc khiêm tốn của mình. Tuy nhiên không phải vì thế mà vai trò của Ngài bị lu mờ, bị che khuất dẫu Tin Mừng hầu như không ghi lại một câu nói của Ngài. Có lẽ đó là bí mật và mầu nhiệm của Tin Mừng. Nhưng, đã có ai gần gũi Chúa Giêsu và Mẹ Maria bằng thánh cả Giuse ? Có ai nuôi dưỡng Chúa Giêsu và Mẹ Maria bằng thánh cả Giuse ? Hội Thánh luôn tôn vinh thánh Giuse và chiêm ngưỡng con người khiêm nhu nhưng lại rất thánh thiện và cao vời của Ngài. Thánh Giuse luôn nắm vai trò quan trọng nhất trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa ngang qua gia đình Nagiarét, một gia đình đã cưu mang và nuôi dưỡng Con Thiên Chúa:”Đức Giêsu làm người”.Chúng ta không sợ nói quá lời, nếu không có thánh Giuse chắc lịch sử cứu độ đã xoay khác.

 

3. THÁNH GIUSE TRUYỀN LỆNH HƠN LÀ VAN XIN :

 

Vì giữ vai trò quan trọng trong lịch sử cứu độ, thánh Giuse được Thiên Chúa yêu thương, sủng mộ, Ngài rất đắc sủng trước mặt Thiên Chúa. Chính vì thế, Thiên Chúa đã ban cho Ngài muôn vàn đặc ân cao quí mà có lẽ chỉ có Đức Mẹ và thánh Giuse mới có được, mới nhận được. Chúng ta chỉ cần điểm qua vài biến cố trong cuộc đời của thánh Giuse, chúng ta sẽ hiểu thế nào là ơn Thiên Chúa ban cho Ngài để Ngài bảo vệ và củng cố lòng tin cho gia đình Nagiarét, chẳng hạn:” Thánh Giuse đem Chúa Giêsu và Mẹ Ngài trốn qua Ai Cập để tránh Hêrôđê tìm giết Con Trẻ, đưa Chúa Giêsu và Mẹ Ngài trở về Nagiarét. Cả hai biến cố ấy luôn cần ơn can đảm, khôn ngoan và hiểu biết, thánh Giuse đã được Thiên Chúa ban cho những ơn ấy để Ngài hướng dẫn và săn sóc gia đình Thánh Gia tốt đẹp trước mọi biến cố của cuộc đời. Việc lạc mất Chúa Giêsu lúc Chúa lên 12 tuổi. Chắc chắn thánh Giuse đã được Chúa ban đức tin mãnh liệt để Ngài củng cố niềm cậy trông cho Mẹ Maria, Bạn trăm năm của Người.

 

Thánh Giuse quả thực được sủng ái nơi Thiên Chúa vì thế Ngài có quyền lớn lao trên Nước Trời. Thiên Chúa đã ban cho thánh Giuse toàn quyền can thiệp vào lịch sử nhân loại. Do đó, chạy đến với thánh Giuse chắc chắn con người sẽ chẳng bị thất vọng.

 

Chúng ta hãy cùng nhau đọc kinh khấn thánh Giuse :” Lạy thánh Giuse, xưa nay không ai kêu cầu Cha mà vô hiệu. Cha có thần thế trước mặt Đức Chúa Trời đến nỗi người ta có thể nói rằng:” Trên Trời thánh Giuse truyền lệnh hơn là van xin”.

 

Lạy Cha hiền, xin cầu bầu cùng Chúa Giêsu cho chúng con. Khi ở thế gian này. Cha đã từng là Cha nuôi và là vị bảo hộ trung thành của Chúa Con Chí Thánh, nay xin Cha bào chữa cho chúng con bên tòa Chúa. Chúng con trao phó nơi Cha vụ khó khăn này (…) Xin Cha giải gỡ giúp chúng con, để thêm một vinh quang mới vào bao nhiêu vinh quang sẵn có của Cha.

 

Lạy Thánh Giuse nhân từ, chúng con tin tưởng. Vâng, chúng con tin tưởng Cha có thể chấp nhận lời nguyện của chúng con và giải thoát chúng con khỏi những khổ cực ưu sầu mà chúng con đang gặp phải. Hơn nữa, chúng con vững lòng trông cậy. Cha không bỏ qua điều gì giúp cho những người sầu khổ kêu cầu Cha. Chúng con sấp mình dưới chân Cha, tha thiết nài xin Cha đoái thương đến những than van khóc lóc của chúng con. Xin Cha lấy tình thương như áo choàng che phủ chúng con và chúc lành cho chúng con. Amen.

 

 

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi  DCCT

 

Mục lục

 

MỘT CHẤT VẤN CHO LÒNG BÁC ÁI VÀ ĐỨC TIN

Trong dụ ngôn Ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khó (Luca 16, 19-31) mà Phụng vụ thánh lễ ngày thứ năm tuần II Mùa Chay cho chúng ta nghe, tôi đặc biệt chú ý tới hai lời xin của ông nhà giàu đang chịu cực hình nơi âm phủ và lời đáp của tổ phụ Aùpraham từ chối thỉnh nguyện của ông ta.

Ai là những Ladarô đang sống trước cửa nhà tôi?

Trước hết, khi ngước mắt lên thấy tổ phụ Ápraham ở tận đàng xa, và anh Ladarô "trong lòng tổ phụ", ông ta kêu lên: "Lạy tổ phụ Ápraham, xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lười con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!" Ông Ápraham trả lời đại ý rằng khi ở trần gian nhà phú hộ đã hưởng phần phước của mình rồi nay phải nhận lấy phần họa, còn Ladarô trước đây suốt đời gặp toàn bất hạnh thì bây giờ được an ủi, như thế là xứng hợp, là công bằng. Vả lại nếu có muốn, vị tổ phụ cũng chẳng thể làm được vì có một vực thẳm ngăn cách không cho đôi bên thông thương với nhau được. Câu trả lời nhắc ta tới bài giảng Tám mối phúc theo cách trình bày của chính tác giả Luca: "Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó vì Nước Thiên Chúa là của anh em" (6, 20), và: "Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi" (6, 24). Oái ăm thay, trước kia trong khi ông ta sống mãn nguyện trong thế giới riêng của mình, thì ông không hề biết có một người cùng khốn nằm ngay trước cửa nhà ông và chỉ "thèm được những thứ trên bàn ông rớt xuống mà ăn cho no. " Sự sung túc làm mờ con mắt ông và đóng kín cửa lòng ông. Ông chỉ biết có mình, còn Ladarô là không có, không hiện hữu đối với ông. Nhưng bây giờ, sau khi cả hai đã qua thế giới "bên kia", khi chính ông ta lại rơi vào đau khổ, mắt ông mới mở ra; (thì ra, mình có đau khổ mới hiểu được kẻ đau khổ và mới thấy mình cần đến kẻ khác!); ông nhà giàu không những nhìn nhận có Ladarô mà còn muốn xin Ladarô giúp đỡ mình nữa. Nhưng không thể được nữa rồi! Sự ngăn cách mà ông ta dựng nên trước kia và đáng lẽ không nên có thì bây giờ đã trở nên dứt khóat, vĩnh viện.

Ai là những Ladarô đang sống trước nhà chúng ta mà ta không biết tới? Có thể là những con người, những số phận, những nhóm, những giới, những thành phần kém may mắn trong xã hội hoặc ngay trong làng xóm, trong giáo xứ hay cộng đoàn tu sĩ chúng ta... Thái độ thờ ơ, vô tâm vô cảm, nhất là "bất biết" đối với họ có thể làm cho phần rỗi đời đời của ta bị đe dọa.

Lời Chúa hay chuyện lạ? Đức tin hay lòng mê tín?

Sau khi lời cầu xin thứ nhất bị từ chối, nhà phú hộ nài xin ông Ápraham cho Ladarô về cảnh cáo năm người anh em của ông ta còn sống để họ khỏi rơi vào chốn cực hình như ông đang phải chịu. Tổ phụ đáp: "Chúng đã có Môsê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó. " Môsê và các Ngôn Sứ là Kinh Thánh, là Lời Chúa. Đó là nền tảng cốt yếu của niềm tin và đời sống đạo. Lời Chúa đã đủ rồi. Ông Aùpraham nhắc lại cho ông nhà giàu như thế. Nhưng ông này dựa vào kinh nghiệm của chính mình cho rằng chưa đủ. Ông giải thích: "Thưa tổ phụ Aùpraham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối. " Ông Aùpraham chấm dứt cuộc đối thoại bằng một câu dứt khoát: " Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại họ cũng chẳng chịu tin."

Ở đây rõ ràng có hai cái nhìn, hai cách lý luận đối nghịch nhau. Ông nhà giàu cho rằng những chuyện lạ lùng có sức mạnh thuyết phục hơn Lời Chúa, còn đối với Ápraham thì ngược lại. Về mặt kinh nghiệm thực tế, ý kiến của ông nhà giàu có thể đúng, thường là đúng. Chuyện lạ, chuyện kỳ bí thường gây ngạc nhiên, sự chú ý và tò mò, nó đưa người ta đến chỗ tìm hiểu, và đa số quần chúng do thiếu hiểu biết và óc phê phán thường mau mắn tin theo. Nhưng những niềm tin dựa trên chuyện lạ lùng giật gân thường cũng mau chóng tan thành mây khói. Đó không phải là đức tin Kitô giáo.

Chúa Giêsu luôn luôn từ chối những ai đòi Người làm phép lạ để cho họ thấy mà tin. Và mỗi lần Người thực hiện một việc lạ lùng nào đó để cứu chữa ai, Người cũng đòi họ phải có lòng tin, rồi còn căn dặn họ đừng phao tin ra nữa. Lòng tin đi trứơc phép lạ, chứ không phải sau. Dĩ nhiên đôi khi phép lạ củng cố lòng tin hoặc chuẩn bị cho lòng tin nhưng phép lạ không thể là nền tảng hay nguyên nhân cho lòng tin tôn giáo đích thực. Có những người hay nhóm người công giáo cứ sính chuyện lạ, tìm kiếm thậm chí "sưu tầm" chuyện lạ, thích phổ biến chuyện lạ; hình như đức tin của họ chỉ được nuôi dưỡng và đứng vững nhờ những thị kiến, những cuộc hiện về, những mặc khải gọi là tư, những phéùp lạ. Hỏi rằng đức tin và đời sống đạo ấy có khác gì thứ lòng tin của những đám người ùn ùn kéo đến những nơi mà người ta đồn có chuyện lạ dù họ không hề là môn đệ Đức Kitô? Niềm tin đó thường là mê tín. Giáo Hội rất thận trọng với những "chuyện lạ" theo cái nhìn của quần chúng. Ngày nay nhiều tín hữu vẫn đặt chuyện lạ lên trên Lời Chúa. Mà Lời Chúa hôm nay không phải chỉ là Môsê và các Ngôn Sứ mà chính là Đức Giêsu Kitô NGÔI LỜI nhập thể. "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14, 6).

Nếu chúng ta không hiểu và chấp nhận lý luận của ông Ápraham với ông nhà giàu kia, rằng "Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin", - thì "đức tin" Kitô giáo của chúng ta còn rất cần được tinh luyện và củng cố.

"Lạy Chúa, con tin nhưng xin giúp lòng tin yếu kém của con!" (x. Mc 9, 23).

Xin mở mắt cho con nhìn thấy những việc kỳ diệu Chúa làm và bịt mắt con khỏi những điều phù phiếm!

10-3-07

Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô

Mục lục

 

Cùng chay tịnh với Đức Giêsu

 

 

 “Mồ hôi đẵm mặt, ngươi mới có bánh mà ăn, cho đến lúc ngươi về lại bụi đất, vì tự đất ngươi đã được rút ra” (St 3,19).

Ngày Tết với bao nhiêu nhộn nhịp hòa lẫn với ít nhiều mệt mỏi ưu tư đã qua đi. Năm nay chúng ta cử hành thứ Tư lễ Tro đúng ngày mùng 5 Tết. Nhiều người còn xuýt xoa tiếc nuối: “Mới mùng 5 Tết đã phải ăn chay rồi, ăn Tết chưa đã chút nào!” Có một số người cho rằng mùa Chay đến sớm làm giảm bớt niềm vui ngày Xuân, vì họ vẫn có quan niệm mùa Chay là mùa ảm đạm ngược hẳn với tiết Xuân vui tươi.

 

Mùa Chay là gì? Có phải mùa Chay là mùa than khóc, u sầu, hãm mình ép xác, đền tội không?

 

Đặt hết niềm tin tưởng vào Đức Giêsu, chúng ta xác định: mùa Chay là mùa vui mừng vì đây là thời gian mà Hội Thánh dành để cho chúng ta được gặp lại Thiên Chúa. Thời gian của những đứa con hoang đàng hồi tâm quay về để được nhận lại địa vị làm con của Cha trên Trời. Vui mừng vì người cha không bao giờ nhắc lại tội lỗi của đứa con biết thống hối ăn năn mà chỉ nghĩ đến cách bù đắp, bồi dưỡng và trả lại cho nó những gì nó đã làm mất: “Xỏ nhẫn vào tay nó, đi giày vào chân nó, mặc cho nó áo thượng hão hạng và mổ bò ăn khao… Vì con tôi, nó đã chết mà lại sống, đã mất đi mà lại tìm thấy được” (Lc 15,11 tt).

 

Vậy, mùa Chay phải là mùa những đứa con hân hoan ngước nhìn lên cha mình với tấm lòng vô cùng yêu mến, biết ơn, với đôi mắt đẫm lệ, vui sướng vì được tha thứ.

 

Kinh Thánh nói: “Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào sa mạc (sa mạc là vùng hoang địa nóng cháy khô cằn, không có màu xanh cây cỏ, không có sự sống).

 

Adam được Thiên Chúa cho vào vườn địa đàng, vùng đất phì nhiêu sữa mật. Nhưng Adam đã phạm tội, biến vườn địa đàng thành sa mạc. Adam đã đánh mất vườn địa đàng của mình và của nhân loại.

 

Tội đã làm vùng đất sữa mật trở thành nghèo nàn gai góc. Adam xuất từ đất, nên tội cũng biến lòng Adam và lòng mọi người thành gai góc. Gai góc với Thiên Chúa và gai góc với nhau. Kết quả đích điểm cuối cùng của nhân loại là nấm mồ tối tăm của sự chết.

 

“Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào sa mạc, ăn chay cầu nguyện 40 đêm ngày”. Đức Giêsu vào sa mạc và đã biến sa mạc chết khô cằn cỗi thành sự sống vui tươi. Thánh Maccô viết: “Đức Giêsu ở giữa dã thú và các Thiên thần hầu hạ người”.

 

Đức Giêsu vào sa mạc thì gai góc không còn nữa, Người giao hòa vạn vật với Thiên Chúa: “Người ở giữa dã thú”. Việc ăn chay cầu nguyện trong lòng mến và trong sự vâng phục ý Cha của Chúa Giêsu đã lấy lại tất cả những gì Adam đã làm mất, đã phục hồi sự sống muôn đời cho Adam, và cho cả nhân loại bằng sự chết thập giá và sự sống lại vinh quang của Người.

 

Nếu Đức Giêsu không ăn chay, thì tất cả mọi thứ chay tịnh của tín hữu đều vô nghĩa và vô ích, vì nó chỉ là một hành động làm khổ thân xác, không xóa được tội, cũng không mang lại được ơn cứu độ.

 

Việc ăn chay của tín hữu chỉ tràn đầy công phúc, đáng thưởng đời này và đời sau, khi chúng ta biết hối cải, tin vào Đức Giêsu, đón nhận Người vào cuộc đời mình, để việc ăn chay kiêng của mình trở nên một với sự chay thánh của Đức Giêsu. Lúc ấy mọi tội lỗi sẽ được tẩy xóa, mọi công phúc sẽ được ban dư dật từ nơi trái tim giàu có vô phương dò thấu của Đức Kitô Phục Sinh, và không còn án phạt nào đè nặng trên những kẻ đã ở trong Đức Kitô nữa (Rm 8,1).

Đức Giêsu sau khi kiêng chay 40 ngày thì Ngài nói với mọi người: “Hãy hối cải và tin vào Tin Mừng”. Tin Mừng là gì?

 

Tin Mừng là chính Giêsu Kitô Con Người Thiên Chúa bằng xương bằng thịt. Cho nên việc cốt lõi trong mùa Chay và trong suốt đời người tín hữu là: Tin vào Đức Giêsu và đón nhận Người. Nếu việc tin vào Đức Giêsu và đón nhận Đức Giêsu không có trong tôi thì tất cả mọi thứ chay kiêng, hãm mình, nguyện ngắm trong mùa Chay chỉ làm tôi mất thì giờ và thêm mỏi mệt phần xác. Vì những việc đó chẳng có khả năng mang lại phần rỗi cho tôi.

 

Mùa Chay không phải là mùa than khóc để thương thân phận mình hay để thương Đức Giêsu, mà mùa Chay là mùa vui mừng hăm hở dấn bước quay về nhà Cha. Mùa Chay là mùa tích cực đáp ứng lời kêu mời của Đức Giêsu Chúa chúng ta: “Hãy hối cải và tin vào Tin Mừng”.

 

 “Mồ hôi đẵm mặt, ngươi mới có bánh mà ăn, cho đến lúc ngươi về lại bụi đất, vì tự đất ngươi đã được rút ra” (St 3,19).

 

 Đây là án phạt giáng xuống trên Adam và tất cả nhân loại, nhưng hôm nay án ấy không còn nữa. Vì Thiên Chúa đã giáng xuống con của Ngài là Đức Giêsu Kitô rồi.

 

Sống tinh thần Năm Sống Đạo trong mùa Chay thánh này, chúng ta vui mừng tạ ơn Thiên Chúa và ngước mặt lên Đức Giêsu, Đấng đã chết thay cho tội lỗi chúng ta. Tin tưởng đặt tất cả mọi việc lành phúc đức ăn chay hãm mình của chúng ta vào trái tim yêu dấu của Đức Giêsu, chúng ta sẽ có đầy đủ công nghiệp đáng thưởng trước mặt Thiên Chúa và sự bình an của Thiên Chúa vượt quá mọi suy tưởng sẽ canh giữ lòng dạ chúng ta trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta (Pl 4,7).

 

Lạy Đức Giêsu Kitô nguồn chay thánh và nguồn sự sống của con, xin ban Thần Khí mở lòng con, để con hồi tâm quay về đón nhận Cháu trong mùa Chay thánh này và trong suốt đời con.

 

 

Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS

Sài Thành, Mùa Hồng An 2007

 

Mục lục

 

Tài liệu tĩnh tâm Linh mục Giáo phận Phú Cường 2007

 

 

BẨY LỜI CỦA CHÚA GIÊSU TRÊN THÁNH GIÁ

 

 

+ Gm Giuse Vũ Duy Thống

 

Lời ngỏ

 

 

 “Bẩy lời của Chúa Giêsu trên Thánh giá” đã được đào đi bới lại nhiều lần trong lịch sử tư tưởng thiêng liêng của Giáo Hội. Sống động nhất là vào thế kỷ thứ 12 với những bài giảng nảy lửa của các vị thánh trổi vượt như thánh Bonaventura. Và giữa những năm 50 của thế kỷ XX, Đức Cha Fulton Sheen ở Nữu Ước, vị Giám mục người da trắng sinh trưởng tại Châu Mỹ đầu tiên được đưa vào danh sách đề nghị xin phong thánh hiện nay, cũng có những bài giảng truyền thanh và truyền hình về đề tài này. Có lẽ quý cha cũng gặp ngài trong bản tiếng Việt cách đây ít lâu, tựa đề là: “Trên đỉnh cao Thập giá”. Và mới rồi đây tại Paris, cũng thấy xuất hiện trong các quầy sách Công giáo một số tác phẩm khai thác lại đề tài này nữa.

 

Thiết nghĩ: Lời Chúa là ca khúc muôn thuở, mỗi người khi được tiếp cận với lời của Chúa Giêsu trên Thập giá cũng sẽ tìm được một chút gì đó cho chính mình. Ý nghĩ này chính là một lời gởi gấm. Mong rằng quý cha cũng sẽ ghi nhận được một vài ý tưởng không cũ về một đề tài không mới. Mỗi bài chỉ có hai phần thôi. Trước là nhìn lại lời Chúa Giêsu xem có ý nghĩa gì và sau là đối chiếu lời ấy với đời sống Linh mục hiện tại của mỗi người.

 

 LỜI THỨ NHẤT

“LẠY CHA, XIN THA CHO CHÚNG VÌ CHÚNG KHÔNG BIẾT VIỆC CHÚNG LÀM”

(LC 23,34)

 

I. LỜI THA THỨ CỦA CHÚA GIÊSU

 

 Tha thứ là một điểm cơ bản

Tha thứ là một điều thuộc về lẽ công bình

Tha thứ chính là một ơn ban

 

 II. THA THỨ TRONG ĐỜI LINH MỤC

 LM thực hành sự tha thứ

LM lãnh nhận ơn tha thứ

LM cử hành bí tích ban ơn tha thứ

 

***

LỜI THỨ NHẤT

“LẠY CHA, XIN THA CHO CHÚNG VÌ CHÚNG KHÔNG BIẾT VIỆC CHÚNG LÀM”

(LC 23,34)

 

 

 Đây là lời cao thượng nhất trong bẩy lời của Chúa Giêsu trên Thánh giá, vì nội dung nói lên một điều nhạy cảm của lịch sử cứu độ, của Tin Mừng và của con người hôm nay. Trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 23/12/2005, người ta gặp thấy một mẩu tin nhỏ tựa đề là: “Tha thứ, thông điệp hòa bình mùa Giáng sinh, kể lại chuyện một bé trai con một gia đình Hồi giáo. Theo truyền thống, vào dịp lễ đặc biệt em được tặng một món quà. Quà năm nay là khẩu súng nhựa. Em thích lắm và ra đường chơi trò bắn súng. Thế rồi, toán quân Israel qua ống nhòm tưởng em cầm súng thiệt. Họ nhả đạn và em bị thương trầm trọng. Em đã chết sau đó 48 tiếng đồng hồ. Người cha của em cứ ray rức hoặc là tha thứ hoặc là thù hận? Cuối cùng ông chọn giải pháp thứ tha, vì tên của em là Ahmad có nghĩa là tha thứ. Ong tha tất cả và sẵn sàng tặng mọi bộ phận trong cơ thể của con ông cho bất kỳ bệnh nhân nào thuộc bất cứ phe nào cần đến. Người ta liệt kê trong bài báo: 2/3 bộ gan được lắp ghép cho một bà mẹ Israel 58 tuổi mắc bệnh siêu vi B và D; 1/3 lá gan còn lại cấp cứu cho một hài nhi Israel 7 tháng tuổi; hai quả thận thì được chia đều cho bé trai gốc Bédwin 5 tuổi và bé gái Israel 3 tuổi; lá phổi dành cho bé gái Israel 14 tuổi. Cuối cùng là quả tim được ghép cho một bé gái Ả Rập 12 tuổi .vv… Và ở đây, người ta nói, tất cả đều hạnh phúc, hạnh phúc của người cho và hạnh phúc của người nhận. Cuối cùng bài báo kết luận rằng: chính khi tha thứ người ta đã xây dựng được tiếng nói chung cho hòa bình.

 

 I. LỜI THA THỨ CỦA CHÚA GIÊSU

 

Vâng, tha thứ chính là chủ đề gây hấp dẫn cho giáo lý, và cho tất cả những người sống giáo lý hoặc những người có dịp làm quen với danh xưng Thiên Chúa. Ở đây, trước hết muốn chia sẻ về ý nghĩa của sự tha thứ qua lời đầu tiên phán ra từ Thập giá.

 

 1. Trên Thánh giá khi Chúa Giêsu nói đến tha thứ đầu tiên, Ngài cho thấy: tha thứ là một điều cơ bản. “Xin Cha tha cho chúng”.

 

Trong lịch sử cứu rỗi. Toàn thể lịch sử cứu rỗi được ghi đậm nét về ơn tha thứ của Thiên Chúa dành cho dân Ngài. Nhiều Thánh vịnh như Thánh vịnh 50 vẫn là lời kinh của người tội lỗi cúi đầu trước Thiên Chúa để cầu xin ơn tha thứ và đón nhận lòng thương xót của Ngài. Một lời chúng ta vẫn hát qua kinh nguyện đó là: nếu Chúa tôi nhớ hoài sự lỗi, lạy Chúa, nào ai cứu rỗi được ư. Nói theo ngôn ngữ ngày hôm nay, ngôn ngữ @, ngôn ngữ thời vi tính, có thể bảo rằng: nếu Chúa nhớ hoài sự lỗi như thế thì ổ đĩa hay là bộ nhớ của Chúa sẽ bị đầy, bị bão hòa. Thân phận con người là bùn đất, tự mình phải cúi đầu thú nhận tội lỗi trước Thiên Chúa. Thành thử toàn thể lịch sử cứu rỗi có thể được cô đọng lại bằng chữ tha thứ. Thiên Chúa tha thứ cho con người để rồi con người mới có cơ may ngẫng đầu lên trông chờ Đấng Cứu Độ và mới có thể ngửa bàn tay mình ra đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa. Chữ cứu rỗi là thế.

 

Lời đầu tiên của Chúa Giêsu khi bước vào đời công khai cũng là lời âm vang của sự tha thứ. “Hãy sám hối và tin vào Phúc Am” (Mc 1,15). Lời kêu gọi như thế cũng là một cách dẫn người ta đến với ơn tha thứ. Bởi vì, khi sám hối người ta nhận được ơn tha thứ, và chính khi được thứ tha, người ta nhận được ơn cứu rỗi.

 

Ơn cứu rỗi như chúng ta vẫn nghi nhận bao gồm hai mặt: Một mặt được gọi là tiêu cực, khi Thiên Chúa nói lời “không” đối với những ký ức đau buồn, và quên đi những gì con người xúc phạm đến Ngài. Kế tiếp là gì? Thưa là ơn tha thứ. Và một mặt khác mang tên là tích cực, khi Thiên Chúa ban ơn cho con người, và dẫn con người về với bến bờ cứu độ. Giống như một người bị rơi xuống giếng, vẫy vẫy tay đến khi đến khi được một bàn tay khác lớn hơn kéo lên trên bờ. Và thế là được giải thoát, được ơn tha thứ. Tôi vẫn hình dung cách cụ thể giống như khi người ta quét lá vậy. Ơ đây, khu vực tĩnh tâm, có nhiều cây trồng, nếu như sân cỏ mỗi ngày không được quét dọn, chắc chắn là cứ chất chồng hết lớp nọ đến lớp kia. Chính vì vậy, mỗi sáng mỗi chiều đều có người quét và khi quét như thế, đường mới trở nên sạch, lối mới trở nên thoáng. Tha thứ, một cách nào đó, nhất là một cách hình tượng cũng như là công việc quét lá, thu dọn lại, đốt đi và sân cỏ bỗng trở nên sạch và xanh.

 

Tha thứ như thế trong mắt nhìn của Thiên Chúa, chính là một điều cơ bản làm nền cho ơn cứu độ.

 

 Trong nhãn giới yêu thương. Yêu thương theo một định nghĩa rất dễ hiểu có nghĩa là cho đi. Khi mình nói mình yêu ai mà chẳng cho họ một điều gì thì xem ra cũng khó diễn tả. Cho đi từ những cái thuộc về vật chất mình có thể làm lấy, mình có thể mua sắm, mình có thể kiếm được cho đến những cái thuộc về giá trị tinh thần như tấm lòng của mình. Tất cả đều có nghĩa là cho đi. Không biết quý cha trọng tuổi ở đây thế nào, nhưng người ta vẫn nói: “Già được bát canh cũng như trẻ được manh áo mới”. Dịp Tết, trẻ con rất thích những manh áo mới, luôn đăm đăm nhìn vào cha mẹ hay bà con của mình xem có lì xì gì không. Và chắc hẳn ở đó vẫn là chờ đợi một manh áo mới. Còn những người trọng tuổi thì răng cỏ không còn nhiều, ăn uống không được bao nhiêu. Vì thế, được một bát canh cháu con biếu cho thì mừng lắm. Tôi nhớ có một bài hát giới trẻ rất thích không biết tựa đề là gì qua tiếng hát của Thanh Thảo: “khi yêu, khi yêu, cho biết những gì dấu yêu” dù không biết “những gì dấu yêu” cụ thể là gì.

 

Như thế, yêu thương có nghĩa là cho đi và khi cho đi đến cùng, cho đi tất cả thì có nghĩa là thể hiện cụ thể của ơn tha thứ. Tiếng Việt của mình không rõ lắm, nhưng hình như tiếng Pháp và tiếng Anh dùng từ tha thứ cũng hàm nghĩa một sự cho đi trọn vẹn. Ví dụ như tiếng Pháp: cho = donner, tha thứ = pardonner, tức là donner parfaitement theo nghĩa cho đi một cách trọn vẹn, cho đi một cách hoàn hảo. Còn tiếng Anh: cho = to give, tha thứ = to forgive, tức là to give forever, hiểu là cho đi hoài, cho đi mãi, cho đi mãi mãi không giữ lại điều gì cho mình.

 

Dịp mững 40 năm Giáo phận Phú Cường, cùng với Đức Cha Bà Rịa và Đức Cha Xuân Lộc, chúng tôi có mặt trong một bữa ăn. Khi nói đến Giáo phận Bà Rịa, Đức Cha Xuân Lộc nói đùa: “vừa mất người, vừa mất của”. Mất người, Đức Cha Tôma trước ở đó, giờ phải đi về Giáo phận mới. Mất của: mấy Đức Cha chọc là mất đi con bò sữa là Trung Tâm Đức Mẹ Bãi Dâu. Như thế chỉ muốn nói rằng yêu thương là cho đi và tha thứ, là cho đi một cách trọn vẹn. Giáo phận Xuân Lộc một cách nào đó cũng đã hiến tặng cho Giáo phận Bà Rịa tất cả nhân sự từ Đức Cha, cho đến quý cha và ngay cả lãnh thổ, tài sản vật chất và tinh thần, cơ sở tôn giáo và giáo dân.

 

Và ngay trong chủ đề tha thứ, người ta cũng thấy chính Chúa Giêsu đã nhiều lần nói đến việc phải sống tinh thần này mọi lúc mọi nơi, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng. Có lần Ngài bảo phải tha thứ cho đến cùng. Và một câu nói đầy con số gây ấn tượng là phải tha thứ “bảy mươi lần bảy” như lần nào Ngài nói với ông Phêrô (x. Mt 18,22). Mỗi lần tha thứ cho người ta, Ngài cũng nói tấm lòng Ngài luôn mở rộng chẳng muốn kết án ai. Bảy mươi lần bảy là tha thứ hoài. Làm việc mệt có thể nghỉ, nhưng tha thứ, mệt vẫn không được tìm nghỉ ngơi. Tấm lòng của Đấng Cứu Thế luôn luôn mở ra để đón chờ tất cả những ai đang vật lộn với tội lỗi để mong họ tìm được ơn tha thứ trọn vẹn nơi chính Ngài. Một vài nét minh họa như thế cho ta thấy tha thứ là một điều cơ bản trong chính giáo lý Phúc Am.

 

 2. Khi Chúa Giêsu phán ra lời thứ nhất trên Thánh giá, Ngài còn cho thấy tha thứ là một điều thuộc về lẽ công bình “vì chúng không biết việc chúng làm”.

 

 Đây là chìa khóa để hiểu tại sao Đấng Cứu Thế lại sẵn sàng tha thứ và tại sao vào giờ bị người ta đóng đinh một cách oan khiên trên Thánh giá, Ngài lại sẵn sàng tha thứ cho kẻ đóng đinh mình. Tha như Kinh Cầu Chịu Nạn chúng ta đọc là: Ngài tha cho những kẻ làm khốn mình. Ở đây cho thấy tấm lòng của Thiên Chúa trong toàn thể nhãn giới cứu dộ vốn là một động thái lập đi lập lại về ơn tha thứ. Người ta tha thường là vì bác ái, vì yêu thương, vì tấm lòng, còn ở đây quả là nghịch thường khi Chúa Giêsu lại nhân danh lẽ công bình: “vì chúng không biết việc chúng làm”.

 

Có lần tôi quan sát thấy một bà mẹ trẻ bắt hai đứa con trong nhà làm hòa với nhau bằng cách bắt tay nhau vì chúng đã đánh nhau. Chúng cũng đưa tay ra bắt nhưng mặt của chúng xem ra không vui lắm, đứa nào cũng cắm mặt nhìn xuống đất. Bố mẹ bảo thì nghe. Gà cùng một mẹ mà. Xem ra tha thứ ở đây là vì yêu thương của anh em cùng một nhà thôi chứ khó mà tha thứ cho nhau vì lẽ công bình. Nhưng Chúa Giêsu đã làm một điều nghịch thường là tha thứ mà không làm tổn thương ngay cả danh dự của người được thứ tha. Chính như thế mới thấy được độ dài, độ rộng, độ cao, độ cảo của tình yêu Đấng Cứu Thế luôn luôn đi bước trước như Ngài tha cho người phụ nữ ngoại tình: “Phần tôi, tôi chẳng kết án chị, chị về và đừng phạm tội nữa” (Ga 8,11). Trong tình yêu của Đấng Cứu Thế luôn luôn có chỗ ưu tiên cho các tội nhân. Ví dụ trường hợp Ngài sáng kiến đến với nhà ông Giakêu, dùng cơm tại nhà ông và khi rời bước thì tuyên bố một câu xanh rờn “Hôm nay nhà này được ơn cứu rỗi” (Lc 19,9). Vâng, một sự tha thứ bao dung đến độ lạ lùng để hôm nay ta có thể ghi nhận lời này là lời cao thượng nhất trong bảy lời Chúa Giêsu phán ra từ Thánh giá. Bởi vì tấm lòng của Đấng Cứu Thế được nâng cao trên Thánh giá đã đành, mà chính Ngài còn muốn nâng bằng tất cả những kẻ khác lên cao cùng với tình yêu cứu độ, trong đó có kẻ đóng đinh Ngài. Chính đây là một việc vô cùng kỳ diệu.

 

Phân tích câu này, người ta thấy những góc độ khác nhau của “không biết việc mình làm”.

 

Sở dĩ người ta được tha thứ trước hết là vì người ta không biết việc mình làm. Vô tri, vô thức bỗng dưng có giá trị. Nghĩa là khi người ta không biết thì người ta được giảm trách nhiệm và ở đây được giảm đến zêrô, đến vô cực để rồi nhận được ơn tha thứ một cách ngon lành. Mấy ông luật sư ngày nay rao lên trên báo chí là sẵn sàng cãi “hữu ý thành vô tình” cho những phạm nhân phạm những tội nặng. Không biết mấy ông ấy cãi như thế nào, nhưng ta hiểu rõ: hữu ý phạm tội có thể bị án nặng, nhưng khi vô tình thì người ta được giảm khinh. Ơ đây chỉ bởi vì Chúa Giêsu nhận diện được những người xúc phạm đến Ngài không biết việc họ làm thế nên tội của họ được giảm khinh và giảm thiểu đến mức không còn gì nữa, chính lúc ấy họ lãnh nhận được ơn tha thứ.

 

Lý do thứ hai là vì họ không biết giá trị của chính họ trước mặt Thiên Chúa giống như đứa trẻ hỗn láo trước mặt cha mình. Có thể ông bố sẽ chẳng phạt đứa con bởi vì ông biết rằng nó không biết việc nó làm đã đành, mà còn vì nó không biết gì về giá trị của nó trong mắt nhìn của người cha. Tình phụ tử khỏa lấp tất cả. Chính ở đó, ông bỏ qua lỗi lầm cho con của mình. Khi người ta là một thụ tạo được Thiên Chúa yêu thương mà người ta không biết điều đó để rồi dấn mình vào con đường xúc phạm thì ở đây vấn đề trách nhiệm được giảm nhẹ. Trắng án. Qua câu nói của Chúa Giêsu trên Thánh giá người ta hiểu rằng: khi kẻ xúc phạm không đo lường được giá trị của mình trước Đấng Cứu Thế, người ấy cũng được dẫn đến với sự tha thứ. Đó là lý do thứ hai.

 

Lý do thứ ba để người ta được tha theo trật tự công bình là vì người ta không biết chính Đấng họ xúc phạm đến. Tội vẫn chỉ là tội thôi, nhưng trách nhiệm do tội đó để lại thì người ta có thể được giảm khinh. Thường nghiệm cho thấy người bị xúc phạm càng cao thì tội càng lớn. Không biết đó có phải là do yếu tố tâm lý hay không. Phạm đến cha phó thì tội nhẹ hơn phạm đến cha sở. Phạm đến dì phước thì lại nặng hơn phạm đến giáo dân, đó là tâm lý bình thường ở ngoài xứ đạo. Có một lần khi tôi đến làm lễ ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, mặc đồ thường đi xe Honda như các cha vậy thôi, dẫn xe vào bãi, nhưng người giữ xe đuổi ra không cho vào. Đuổi ra thì đành ra vậy. Đang dắt xe ra thì may quá có một ông cha Dòng Chúa Cứu Thế đón vào. Ngài chờ tôi ở cửa chính mà tôi lại vào cữa phụ. Thế nên mới có cái cảnh vui vui ngộ nhận. Xong lễ. Lúc quay xe ra thì người giữ xe cứ đón gặp cho bằng được để nói lời xin lỗi. Tôi nói: lỗi tại tôi vì ông không biết tôi đến đây làm lễ. Ong ta cứ gãi đầu gãi tai xin lỗi. Thôi thì cũng vui vẻ với ông cho xong chuyện. Nhưng, trong mắt nhìn cũa tôi, ông cảm thấy ray rứt vì nghĩ mình đã phạm lỗi đối với người trên. Khi ông đuổi những người khác thì không có vấn đề gì cả, chuyện bình thường. Đó cũng là một minh họa cho thấy khi Chúa Giêsu chuyển sự tha thứ từ trật tự của bác ái yêu thương sang trật tự  của công bình, nghĩa là đặt mình vào vị trí của tội nhân để rồi sẵn sàng ban ơn tha thứ thì ở đây tha thứ đã là một điều thuộc về tấm lòng cao thượng xót thương của Thiên Chúa. Đức Cha Fulton Sheen khi suy niệm về câu Tin Mừng này đã gợi lên một hình ảnh một chiếc rìu. Rìu chặt vào cây gỗ thơm thì hương thơm đó không chỉ tiết ra trên khúc gỗ nhưng còn vương vấn cả trên cái rìu chém vào khúc gỗ nữa. Y ngài muốn nói rằng khi người ta đụng chạm đến Đấng Cứu Thế bằng cách này hay cách khác, nhất là khi người ta vô tình vì không biết việc mình làm thì ơn tha thứ cũng được trao ban cho chính họ. Đó là điều thứ hai ta ghi nhận.

 

 3. Từ lời của Chúa Giêsu xin Cha tha thứ cho kẻ làm khốn mình, cho thấy tha thứ không phải chỉ là một thái độ chọn lựa mà trước hết là một ơn ban.

 

 Quý cha nhớ đây không phải là lời Chúa Giêsu phán khơi khơi, nhưng là một lời nguyện: “Lạy Cha, xin Cha tha cho chúng”. Ngài xin với Chúa Cha, tất nhiên Ngài có quyền tha thứ như Ngài vốn tha trong đời sống công khai loan báo Tin Mừng, thế nhưng ở đây Ngài chuyển đổi niềm tha thứ vào một lời kinh dâng lên Chúa Cha vào lúc cấp bách, rõ ràng Ngài muốn nhấn mạnh: tha thứ chính là một ơn ban.

 

Lời đầu tiên của Chúa Giêsu trên Thánh giá khởi đầu bằng chữ Lạy Cha. Ơ đây vọng lại lời kinh Lạy Cha mà mỗi người chúng ta vẫn đọc. Đọc hàng ngày, đọc trong thánh lễ, đọc khi lần hạt, đọc khắp nơi. Tha thứ là một ơn ban. Ơn của Chúa Cha trao ban và ơn của Đấng Cứu Thế bằng công cuộc tử nạn và phục sinh trao ban cho tất cả mọi người.

 

Đức Hồng Y Barbarin, Tổng Giám Mục Lyon, hiện là Hồng Y trẻ tuổi nhất của nước Pháp, mới U60. trong lần chia sẻ về kinh Lạy Cha tại Chủng viện Prado tháng 8/2005. Ngài bảo: khi đọc kinh Lạy Cha người ta có thể có nhiều cách cảm nhận. Riêng ngài, ngài lại cảm nhận một cách rất đặc biệt: phần trước là xin cho danh Cha cả sáng, xin cho nước Cha trị đến, xin cho ý Cha thể hiện; phần sau là xin cho lương thực hằng ngày, xin cho được ơn tha thứ, xin cho được khỏi sự dữ. Nếu đặt cả hai phần trước sau trong một khung bằng những vòng tròn đồng tâm thì việc tha thứ tương ứng với việc xin cho nước Cha trị đến. Và ngài kết thúc: Tha thứ là một ơn, ơn Thiên Chúa sẵn sàng ban, nhưng cũng là ơn người ta phải luôn cầu xin với Thiên Chúa. Ơn này, một khi được trao ban thì mang lại một hiệu quả rất đặc biệt, cách riêng về phương diện truyền giáo. Khi tha thứ cho người khác, người ta làm cho nước Chúa được tỏ hiện. Và điều này quý cha cũng đã cảm nghiệm được trong đời sống hằng ngày khi chính mình thực hiện ơn tha thứ thì lòng mình thấy sống dậy một niềm vui – thứ niềm vui nhiều khi không toát ra bên ngoài bằng lời ca tiếng hát, bằng nhảy múa, nhưng mà là một niềm vui rất sâu lắng bởi vì mình đã làm được một việc nhỏ mà lớn, âm vang lớn đó chính là công cuộc truyền giáo. Người được tha, thông qua việc nhận được ơn tha thứ, sẽ khám phá ra một Đấng đang tác động trên người tha thứ cho chính mình.

 

Ai đọc truyện “Những kẻ khốn cùng” chắc hẳn cũng hiểu được những lần Giăng Văn Giang được tha thứ như thế nào và ông ta cũng phát triển ơn tha thứ đó đến với những người ông ta gặp gỡ trong cuộc sống ra sao. Vâng, tha thứ như thế là một ơn ban, ơn ta cầu xin và ơn Thiên Chúa sẵn sàng trao ban cho ta.

 

 II. THA THỨ TRONG ĐỜI SỐNG LINH MỤC

 

 Đó là 3 ý nghĩa khám phá ra khi đọc lại lời thứ nhất của Chúa Giêsu trên Thập giá: tha thứ là một điều cơ bản của giáo lý, tha thứ là một điều thuộc về lẽ công bình và tha thứ là một ơn Thiên Chúa ban cho con người. Nhưng sự tha thứ như thế có âm vang nào trong đời sống linh mục? Đó là điều mỗi người được mời gọi để soi bóng mình trong ánh sáng Lời Chúa. Ở đây cũng xin gợi lên 3 chi tiết nhỏ để mỗi người trong những giờ suy niệm, những giờ xét mình có thể rà soát lại đời sống.

 

 1. Linh mục thực hành sự tha thứ như thế nào?

 

Những cha trẻ tuổi mới ra trường chưa đụng chạm nhiều nên chưa có bề dầy kinh nghiệm. Đương nhiên thôi. Nhưng những cha đã vượt qua ngưỡng U50, nhất là đã mừng ngân khánh hay mừng kim khánh thì hiểu rằng, đời linh mục cùng với những vinh quang, cũng luôn luôn có những đối tượng mình phải giáp mặt. Sở dĩ dùng chữ “giáp mặt” ở đây vì nói trắng ra trong đời mục vụ, luôn luôn có những người thương nhưng đi kèm đó cũng có những người ít thương mình hơn. Và những người ít thương mình mặc dù là con số nhỏ nhưng luôn để lại những gai góc ở trong đời sống mục vụ. Có bao nhiêu bạn vẫn thiếu, nhưng chỉ có một “kẻ thù” thôi thì cũng là quá đủ cho đời phục vụ. Bởi vì người đó sẽ trở thành cái gai gây khổ tâm, gây nhức nhối, gây ức chế khiến chúng ta phải đối phó, thậm chí phải đề phòng. Cứ như thế, tạo thành stress ảnh hưởng đến sức khỏe và nhiều khi gây cả những khó khăn trong đời sống tâm linh, đời sống mục vụ của mình.

 

Có một lần một cha xứ kể lại rằng: nhà xứ của ngài sống cạnh bên nhà một người giáo dân quá quắt. Nhiều lần ngài phải đi dẹp những điều người đó gây xáo trộn trong xứ, nhưng người đó vẫn không nghe và ông ta đã có những bước đi khá rõ rệt ở trong thái độ đối phó của mình với cha xứ. Mới đầu là to tiếng chửi bới, sau đó là viết tờ rơi rải ném khắp nơi. Cha xứ quyết ăn thua đủ. Giám mục khuyên nên bỏ qua, chấp làm gì, cũng vịn vào lý do vì họ không biết việc họ làm. Cha xứ ấy sẵn sàng tha nhưng nhất định không chịu đốt những tờ rơi kia đi và có lần vui miệng nói rằng để khi nào ngài chết, sẽ ghi vào di chúc là phải dán những thư đó chung quanh quan tài khiêng đi cho người ta thấy. Vâng, người ta chắc chưa kịp thấy, nhưng chúng ta thấy thực hành tha thứ xem ra cũng có nhiều đường nhiều nhẽ.

 

Tha thứ trước hết là quên đi tất cả những quá khứ, những ký ức đau buồn người ta gây ra cho mình và nhất là đặt mình trong ánh sáng của Lời Chúa không phải trong cảnh ngộ bình thường, mà trong cảnh đang chịu đóng đinh sẽ thấy được rằng sự tha thứ ấy sẽ làm cho lòng mình được lớn lên, và cũng có thể gây được những hiệu ứng tốt lành trong đời của người đón nhận. Thế kỷ XXI này được gọi là thế kỷ của đô thị hóa, đó đây người ta thấy vấn đề tranh chấp đất đai rất nhiều và các cha xứ một cách nào đó đẩy vào cuộc đấu tranh không phải với ai mà là với chính giáo dân của mình. Có cha kể: thời buổi di động, ranh giới đất đai bây giờ cũng di động, hôm trước thấy ở đây, hôm sau đã thấy khác. Chả là nhà bên cạnh thức đêm đào cái mương vào đất của mình rồi hất lên đất của nó; năm nay nó đào mương, sang năm nó vét mương và cứ thế đất của mình sẽ hẹp lại dần. Các cha thấy ngày xưa “Cha mẹ hiền để đức cho con” nhưng ngày nay thì khác rồi, cha mẹ hiền để đất cho con kìa. Vì thế, nó giữ đất và vì tranh chấp đất cát anh em sẵn sàng tỉ thí với nhau. Nhiều khi các Linh mục bị đẩy vào việc phải giữ đất cất nhà chung và đụng chạm với giáo dân. Tôi thưa điều này vì có những kinh nghiệm cụ thể tại Giáo phận thành phố. Thôi thì những trường hợp như thế không biết phải nói như thế nào? Tất nhiên khi nói tha thứ thuộc về trật tự công bình thì cứ lý phải làm cho ra lẽ, nhưng nhiều khi vì một lợi ích lớn hơn nên mình cũng sẵn sàng chấp nhận một chút gì đó thiệt thòi, miễn là uốn nắn được chính cuộc sống của đối tượng đang vi phạm và luôn sẵn sàng vận dụng ơn tha thứ. Những lúc như thế, nhịn thì phải nhục, nhục nhiều lắm. Đó là một thực tế trong đời Linh mục. Chưa nói đến các va chạm (xin lỗi) giữa cha sỡ cha phó hoặc giữa cha sở với giáo dân về nhiều mặt khác. Chính lúc ấy, Linh mục được mời gọi đi bước trước thực hiện lòng tha thứ để có thể giữ lại được giáo dân cho chính mình.

 

 2. Linh mục lãnh nhận ơn tha thứ

 

 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Thứ Năm Tuần thánh năm 2003 gởi cho các Linh mục cũng tha thiết nhắc nhỡ điều này. Nghĩa là các Linh mục cần đón nhận ơn tha thứ một cách thường xuyên và đều đặn. Có lẽ khi nói điều này ngài muốn nhấn mạnh đến đời sống Linh mục ở Tây Phương nhiều hơn, nhưng cũng là một lời nhắc nhở chung cho mỗi người chúng ta về việc xưng tội. Linh mục cũng còn là tội nhân trước mặt Thiên Chúa, vì thế cũng cần đến bí tích xá giải một cách thường xuyên, bởi vì lúc ấy mình được thánh hóa để rồi mình có đủ ơn thánh để phân phát lại cho các tín hữu của mình.

 

Trong một đoản khúc của cuốn “Cô đơn và sự tự do”, tác giả Nguyễn Tầm Thường kể lại mẩu đối thoại giữa hai con chuột, chúng hỏi nhau: Sao! Kỳ này khỏe không? Một con bảo: Tao chả khỏe chút nào, ở nhà kia tụi nó cãi nhau hoài, điếc lỗ nhĩ, phải trốn ra đường ngủ. Con kia bảo: Tao ngon lắm, trốn vô nhà thờ tìm được một tòa giải tội chả ai làm phiền cả, bởi vì chẳng ai đến xưng tội, ngủ khỏe re. Qua mẩu chuyện, tác giả cũng gởi đi một thông điệp là có một nơi bụi bặm nhất ở nhà thờ bên Tây đó là tòa giải tội, vì chẳng ai đến đó, bụi cứ thế bám hết lớp này đến lớp kia. Các hối nhân ngày nay cũng ít đến với tòa giải tội nơi các xứ tây, còn chúng ta ở đây thì cứ đến mùa chay hay mùa vọng, các cha chỉ có mệt về vấn đề giải tội, mệt lắm. Chúng tôi quan sát thấy nhiều cha phải giải tội đến 11 giờ đêm mà không được ăn cơm. Nói gần nói xa chẳng qua muốn thưa với tất cả chúng ta rằng: chúng ta cũng là những tội nhân cần đến với ơn tha thứ qua bí tích hòa giải.

 

 3. Linh mục cử hành bí tích hòa giải

 

Bí tích Hòa giải có lẽ là một bí tích được các cha cử hành hàng ngày rất nhiều lần, nhất là những cha ở những xứ toàn tòng, những xứ có truyền thống. Giáo dân Việt nam có truyền thống vẫn đến với tòa giải tội rất đông. Mỗi một thánh lễ ta đấm ngực ăn năn, mỗi dịp giải tội ta lại cử hành ơn tha thứ và trong đời sống của ta cũng luôn luôn được đùm bọc bởi ơn tha thứ của Thiên Chúa. Ở đây lời của Chúa Giêsu muốn nhắn gởi chúng ta là hãy chuyên cần ngồi tòa giải tội. Có một khuynh hướng ngày hôm nay một cách nào đó đang len lỏi vào trong đời sống của hàng giáo sĩ, cách riêng các Linh mục. Người ta than phiền Linh mục trẻ ít ngồi tòa giải tội hơn là các Linh mục trọng tuổi của thế hệ trước mình, và như thế đã bỏ lỡ cơ hội thực hành và cử hành ơn tha thứ cho những người khác. Nhiều người đến với tòa giải tội năm thì mười họa, nếu không gặp cha giải tội thì họ trở về, và vài năm sau mới đến nữa. Bản thân tôi cũng được nghe người ta chia sẻ về điều này. Cô gái trong trại phục hồi nhân phẩm Bình Triệu dịp Giáng sinh 2005 kể rằng phải 3 lần, mỗi lần cách nhau sáu tháng, cô mới được xưng tội, chỉ vì xếp hàng tới phiên thì cha giải tội phải làm lễ. Vì thế ở đây, chính là một lời xa gần mời gọi mỗi người nhìn lại cung cách mục vụ của mình, để chuyên cần hơn và ít khó dễ hơn khi ngồi tòa giải tội để cử hành ơn tha thứ cho người khác.

 

Đó là 3 chi tiết áp dụng muốn chia sẻ trong tình thân linh mục và trong tinh thần của ơn tha thứ để rồi kết thúc lời Chúa Giêsu phán ra đầu tiên trên Thánh giá mời gọi mỗi người soi bóng đời mình mong điều chỉnh lại những bước đi trong cuộc sống.

 

Kết: Nhìn tha thứ như một điều cơ bản, hằng ngày, mỗi người cử hành thánh lễ cũng là cử hành ơn tha thứ cho cộng đoàn của mình cũng như cho chính bản thân mình. Nhìn tha thứ như điều thuộc về lẽ công bình, ta cũng được mời gọi để đặt mình vào những trường hợp của các hối nhân để phân phát nguồn ơn của Thiên Chúa một cách chuẩn mực. Và bởi vì đối với tất cả mọi người, người tha thứ cũng như người được thứ tha, mãi mãi tha thứ là một ơn ban đến từ lòng thương xót của Thiên Chúa. Không phải vì người ta sám hối nên được thứ tha mà hoàn toàn do sáng kiến cứu độ của Thiên Chúa luôn đi trước ngay cả tâm tình sám hối của con người.

 

Để kết thúc, xin nhắc đến hình ảnh cây Thánh giá của thánh Phanxicô Khó Khăn như một gợi ý. Đó không phải là cây Thánh giá 4 cánh truyền thống như được thấy ở các nhà thờ công giáo, nhưng là 3 cánh mang hình chữ T giầu ý nghĩa. Nếu người ta hình dung trên Thánh giá ấy có Đấng chịu đóng đinh giang tay hình chữ Y, tất cả sẽ kết nên chữ Tình Yêu mang mầu cứu độ, tuôn tràn ơn tha thứ đến mọi tâm hồn. Mong rằng Thánh giá ấy sẽ tháp tùng mỗi người trong suy nghĩ và cầu nguyện hôm nay.

 

Đăng lại từ tài liệu tĩnh tâm linh mục Giáo phận Phú Cường

Mục lục

 

 

SỐNG CHỨNG NHÂN

 

LUCIA VÀ PAOLO CREPAZ, ĐÔI VỢ CHỒNG QUẢNG ĐẠI

 

Lucia và Paolo Crepaz là một đôi vợ chồng trẻ người Ý thật tâm đầu ý hợp. Sau 16 năm chung sống, gia đình này có được 6 mặt con đứa nào cũng xinh xắn dễ thương. Bầu khí hạnh phúc đầm ấm của gia đình trẻ đông con này là một ốc đảo xinh tươi hiếm hoi trong sa mạc các cuộc hôn nhân đổ vỡ ngày nay.

Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Lucia và Paolo xảy ra trong phòng đợi của một nha sĩ tại Trento, Bắc Italia. Paolo khi ấy bị nhức răng nên phải đi nha sĩ chữa. Đến phòng đợi, Paolo chú ý đến cô phụ tá nha sĩ trong phòng mạch. Cô thật xinh tươi nhã nhặn mang tên Lucia. Giữa người trẻ với nhau câu chuyện làm quen thật là dễ dàng và Paolo gần như quên bẵng mất cái răng đau của mình. Càng quen biết, Paolo lại càng cảm thấy bị thu hút mạnh. Người bạn gái mới quen này không giống ai cả. Nàng là một sinh viên y khoa trẻ, chẳng ham ăn chơi chưng diện, nhưng chỉ muốn giúp đỡ người khác. Có mấy tháng nghỉ hè thì chẳng những không tính đến chuyện đi nghỉ đi chơi nơi này nơi khác, lại dành trọn thời gian xin đi làm để lấy lương gửi sang Camerun giúp xây cất một bệnh viện.

Chẳng bao lâu sau, hai người quyết định đính hôn để tiếp tục tìm hiểu nhau. Vốn là một tín hữu công giáo nhiệt thành Lucia cùng bạn hứa sẽ không có quan hệ phái tính trước hôn nhân. Một năm sau ngày đính hôn, Lucia quyết định cùng một nhóm 4 người bạn gái sinh viên y khoa xuống vùng Irpinia, nam Italia, để cứu trợ nạn nhân động đất. Không ngờ quyết định này bị Paolo phản đối mãnh liệt. Chàng dọa sẽ từ hôn nếu Lucia nhất định ra đi. Giáng Sinh gần đến và Paolo không thể nghĩ đến chuyện vui hưởng Giáng Sinh mà không có vị hôn thê bên cạnh. Mặc dầu thế, Lucia nhất quyết thực hiện lời hứa lên đường đi xuống giúp đỡ nạn nhân động đất vùng Irpinia.



Ở lại một mình, Paolo suy nghĩ, không biết có nên tiếp tục tiến tới hôn nhân với một thiếu nữ không đếm xỉa gì đến ý kiến của mình trong một quyết định quan trọng như thế hay không. Chàng bực mình lắm trước quyết định của vị hôn thê. Nhưng rồi giữa những suy tư bực bội đó, một ánh sáng như lóe lên rồi chiếu tỏa tâm trí chàng. Thay vì đặt hôn nhân và cuộc sống chung tương lai trên nền tảng tùy thuộc lẫn nhau, thì lấy tình yêu thương làm nền tảng. Nghĩa là phải làm sao để giúp cho nhau có được cơ hội sống tình yêu thương tha nhân. Paolo hiểu thấu được rằng lòng quảng đại yêu thương của Lucia trong lúc này đối với nạn nhân động đất sẽ được hướng về chồng về con và về tha nhân trong tương lai. Thế là Paolo bật đứng dậy, lên đường đi xuống Irpinia chia sẻ cuộc sống và hoạt động phục vụ với vị hôn thê.

Khi Paolo tìm được việc làm đầu tiên, chàng và Lucia quyết định cử hành lễ cưới. Đôi tân hôn chỉ có căn nhà trơ trụi có giường và bếp. Bàn ăn là những thùng gỗ đựng trái cây trống rỗng, lật úp xuống đất và có tấm ván đậy trên. Mỗi công việc tạm thời đem về cho ngôi nhà một chiếc ghế, một chiếc bàn mới hay một cái tủ khác. Đôi vợ chồng trẻ quyết định sẽ mở rộng lòng đón nhận mọi hồng ân con cái Chúa ban. Cùng với việc làm đầu tiên của chồng, Lucia biết được là đang mang thai đứa con đầu lòng. Francesco chào đời, cùng lúc với một công việc mới cho cha và một việc làm đầu tiên cho mẹ. Sự kiện này một lần nữa bồi đắp thêm lòng tin tưởng cậy trông và phó thác trong tay Chúa của đôi vợ chồng trẻ. Họ sẵn sàng mở cửa đón tiếp mọi người, giúp đỡ mọi người không loại trừ ai. Bất cứ ai cần nơi trú ngụ qua đêm chỉ phải gõ cửa nhà Crepaz là xong. Có ai cần di chuyển, Lucia hay Paolo không hề do dự, sẵn sàng đưa chìa khóa xe ngay.

Thời gian cứ lần lần trôi qua. Gia đình Lucia và Paolo Crepaz có được 6 mặt con. Lucia đã từng được bầu làm Đại biểu quốc Hội Italia thuộc đảng Dân Chủ Kitô và phải về làm việc tại Roma, cách Trento khoảng 600 cây số. Suốt 7 năm trong nhiệm vụ, nàng vẫn bảo vệ được sự hiệp nhất toàn vẹn trong gia đình. Sau hai nhiệm kỳ Đại biểu quốc hội, gia đình Paolo và Lucia được mời về Roma cộng tác với phong trào Nhân Loại mới, một ngành dấn thân trong lãnh vực xã hội của phong trào Tổ Ấm (Focolari). Họ phân vân vì còn gánh nặng gia đình, vì phải từ bỏ công ăn việc làm chắc chắn với đồng lương cao, vì lũ con phải bứng khỏi quê sinh và bạn bè thân thuộc, nhưng rồi lòng tin cậy vào Chúa vẫn mạnh hơn mọi sự vì ”Ai bỏ cha mẹ, con cái ruộng vườn của cải để theo Thầy, thì sẽ được đền bù gấp trăm trên đời này và sẽ được cuộc sống đời đời.” Trước mặt 6 đứa con, hai vợ chồng trịnh trọng hứa là sẽ trở về Trento nếu không nghiệm thực được câu Phúc Âm nói trên.

Về Roma, khởi sự lại từ con số không, gia đình Crepaz vẫn tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Một ngày nọ, Stefano, đứa con thứ ba muốn xem một trận đấu banh chỉ được truyền đi trên hệ thống trả tiền mà thôi, nên xin bố mua bộ máy giải code. Paolo bình thản giải thích cho con biết là trong lúc này, gia đình không thể mua được bộ máy nói trên. Stefano không nói gì, nhưng khi ông hàng xóm, biết cậu bé ủng hộ đội banh nói trên nên mời cậu sang xem chung trận đấu, Stefano mừng sáng cả mắt. Tối hôm ấy, trước mặt cả nhà, Stefano nói: ”hôm nay, con hiểu được một điều. Đó là trước đây, chúng ta giàu có. Bây giờ thì có Chúa Quan Phòng.”

Trong những năm chung sống không phải là lúc nào cũng phẳng lặng như mặt hồ. Giữa đôi vợ chồng khắng khít ấy, bí quyết hạnh phúc chính là tình yêu thương chia sẻ: ”hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu các con”. Họ không hề dấu diếm nhau điều gì nhưng chia sẻ mọi sự với nhau trong niềm yyêu thương và tôn trọng người bạn đời. Dĩ nhiên biết bao lần hai người đã lớn tiếng bàn cãi với nhau về những bất đồng ý kiến trong việc dạy con hay trong những hoàn cảnh khác, nhưng rồi họ đều biết khởi đầu lại mọi sự trong khiêm tốn và trong yêu thương. Mỗi buổi sáng, họ lại dâng hiến cho nhau một con người mới và một tình yêu mới. Lucia nói: Trong thiệp cưới, chúng tôi đã khẳng định rằng ”nếu chúng ta hiệp nhất, thì Chúa Giêsu ở giữa chúng ta”. Trong cuộc sống hôn nhân gia đình của chúng tôi, luôn luôn có Chúa ngự trị và chính Ngài là sợi dây thắt chặt tình yêu giữa vợ chồng con cái chúng tôi. (Una vita, in: Città Nuova, n.17, 1998)


Mai Anh

Mục lục

 

TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH

 

 

ĐÀN ÔNG LÀ ĐẤT , ĐÀN BÀ LÀ NƯỚC

 

 “Đàn ông làm bằng đất, đàn bà làm bằng nước. Người đàn ông bằng đất yêu người đàn bà bằng nước, nước và đất trộn lẫn với nhau, đàn ông nhờ cái thuần khiết của nước mà trở nên sạch hơn, người phụ nữ, thì ngược lại, bị trộn lẫn với đất nên bị vấy bẩn ”.

 

(Tào Tuyết Cần trong Hồng Lâu Mộng)

 

Người phụ nữ tốt, sẽ như nước sạch, có thể làm trôi đi bụi bặm nơi người đàn ông, tương tự như  dòng nước chảy qua bờ đất, sẽ cuốn đi mọi rác rưới bên bờ nhưng vẫn giữ được sự trong xanh của mình. Ngược lại, nếu người nữ dã tâm, dùng nhan sắc để khuynh đảo đối tượng, để kinh doanh cái “vốn tự có” của mình, thì nhất định sẽ bị vấy bẩn bởi đất, chẳng khác gì, đất trộn với nước thành bùn vậy. Nhiều phụ nữ, hôm nay, dùng sắc đẹp làm giấy ra vào các công sở, cửa khẩu. Những phụ nữ đó, giả dụ có bị dẫn độ vào tù, cùng hạng với những ông tội phạm bẩn thỉu, thì cũng chẳng nên kêu ca. Đã dùng lẳng lơ để mồi ông này, chào hàng ông kia. Chào hàng ngoài đường chán chê, bây giờ lại bày bán trên cả Webcam. Sau này nếu “Hết duyên đi sớm về khuya một mình”, hoặc như trái banh, bị đá qua chân ông này, sang chân ông kia … thì chẳng nên than thở: “Hồng nhan bạc mệnh”, hoặc chửi rủa đàn ông:

 

“Chém cha cái lũ bạc tình,

Chơi hoa cho chán bẻ cành bán rao”.

 

Bởi vì, có kẻ bán là có kẻ mua, nếu hết người bán, thì người mua có muốn, cũng hết đường. Ong Chu Du muốn thi hành nhục kế để lừa Tào Tháo, trong trận chiến Xích Bích. Ong Hoàng Cái lại muốn nhận vai khổ nhục, chấp nhận để ông Chu Du đánh đòn nát da, nát thịt. Sau đó, chạy sang giả hàng Tào Tháo, để làm nội công. Trong chốn chợ tình cũng tương tự thế, một kẻ muốn bán, một kẻ muốn mua, tám cân nửa lạng, thì kêu ca cái gì. Một ông Chu Du muốn đánh, một ông Hoàng Cái muốn chịu đòn, ăn ý nhau quá thì còn kêu vào đâu được.

 

Dùng nhan sắc để rao bán thì vừa hạ thấp phẩm cách của phụ nữ, vừa tự đặt mình như miếng mỡ đặt trước miệng mèo. Mỡ đặt trước miệng mèo, mà mèo cứ lờ đi thì mèo đó chắc bệnh rồi.

Tôi đã có dịp dàn xếp một cặp trai gái. Hai bên quan hệ quá mức bình thường, đến độ cô gái đã có bầu 5 tháng. Chàng trai ngoan cố, không chịu hợp thức hóa và thốt ra câu nói “Xanh rờn”: “Thưa cha, đó chỉ là trường hợp mỡ trước miệng mèo”.

 

Phụ nữ mà coi sắc đẹp như bửu bối, thì họ quả thực chỉ là chiếc máy ở chế độ “Chờ”. Và như thế, họ đã tự đánh mất mình, trở thành công cụ thỏa mãn dục vọng cho người khác.

 

Trong mái ấm gia đình, nếu đàn bà dính dấp vào những việc trên, gia đình họ làm sao có thể bền vững? Những cuộc hôn nhân mà không đặt cơ sở trên tình yêu chân chính, thì lâu dài và tươi đẹp thế nào được.

 

Hai vợ chồng, chung một thuyền tình, cần phải biết hợp lực để đưa chiếc thuyền vượt qua sóng gió và bão tố cuộc đời, hầu đến được bến cảng bình yên. Muốn thế, người vợ hãy là dòng nước trong sạch, góp phần sạch hóa chồng mình. Và người chồng cũng cần phải làm như thế với vợ mình.

 

Anh chị thân thương,

 

Câu nói của ông Tào Tuyết Cần chỉ nhắm tới một phía, đó là người nữ. Sứ mạng của họ rất quan trọng, đó là thuần khiết chồng mình, nhưng cũng đụng phải rất nhiều nguy cơ, sẽ bị vấy bẩn, vì phải trộn với đất.

 

Cầu chúc chị có thể hoàn thành nhiệm vụ thuần khiết chồng mình, nhưng vẫn duy trì được độ “trong” của dòng nước. Với sức mạnh trợ giúp của Chúa và ân sủng do Bí tích Hôn phối mang lại, cũng như thần lực của Nhiệm Tích Thánh Thể, tin chắc chị có thể thực hiện được sứ mạng đó.

 

Phần anh, cũng phải hợp lực với chị, để bảo vệ độ trong của nước. Mọi rác rưới bẩn thỉu, anh hãy để nước cuốn đi, nhưng đừng khi nào đánh mất phẩm giá của mình, là đất vững chắc, để hóa thành bùn, làm vấy bẩn dòng nước. Nếu cả hai đều có thiện ý xây dựng cho nhau, đồng thời cũng thăng tiến chính mình, thì đời đôi bạn của anh chị, quả thực tuyệt vời.

 

Trích tập sách “ Tình không như la mơ” của Lm. Hồng Nguyên

Mục lục

 

 

ĐỌC SÁCH

BAO DUNG

Câu chuyện người con hoang đàng trong Tin Mừng Luca (Lc. 15: 11-32) nói đến trở về. Mùa chay là mùa xám hối.  Ði tìm một khoảnh hồi tâm, ta hãy đọc lại đoạn Tin Mừng.

Người con hoang đàng

Từ xưa tôi vẫn nghĩ rằng hãy trở về như người con hoang đàng. Ðứa con hoang đàng như một mẫu mực trở về.  Khi thấy con về, người cha vui mừng quá làm tôi thấy sự trở về của người con như một hành động anh hùng.  Ðã bao năm tháng qua, tôi vẫn được nhắc nhở rằng hãy lên đường anh hùng, dứt khoát như người con ấy.

Ðọc kỹ đoạn Tin Mừng, tôi thấy man mác đó đây một mầu tím buồn.  Một giải mây tím buồn rất xa.  Ở một điểm nào đó, tôi thấy sự trở về của người con có làm cho cha vui, nhưng tôi vẫn không ra khỏi giải mây tím lặng lẽ. Trong sự trở về của người con hoang đàng tôi thấy có điều không ổn.  Rồi chiều nay, mùa chay lại trở lại.  Tôi muốn đọc lại đoạn Tin Mừng, chậm rãi hơn, lặng lẽ hơn để đi tìm cái không ổn của mầu tím đó.

Sau khi người con ra đi, thánh Luca viết về quãng đời của nó như sau:

Khi nó tiêu sạch cả rồi, thì khắp miền đó, lại sẩy ra nạn đói kém khủng khiếp và nó bắt đầu lâm phải túng thiếu. Nó đi sống bám một người dân trong vùng ấy; và người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó ước gì có thể lấy rau heo ăn mà thốn cho đầy bụng, mà cũng chẳng ai bố thí cho nó. Hồi tâm lại, nó nói: Biết bao người làm công cho cha tôi có dư thừa bánh ăn, còn tôi thì phải chết đói ở đây! Thôi dậy! tôi sẽ về cùng cha tôi, tôi sẽ nói với người: "Thưa cha, con đã trót phạm tội nghịch với Trời và trước mặt cha; con không còn đáng gọi là con cha nữa, xin cha xử với con như một người làm công của cha thôi".

Ðộng lực nào khiến nó trở về?  Thánh Luca viết rõ: "Hồi tâm lại, nó nói: Biết bao người làm công cho cha tôi có dư thừa bánh ăn, còn tôi thì phải chết đói ở đây! Thôi dậy, tôi sẽ về cùng cha tôi.”  Như vậy động lực khiến nó trở về chỉ vì đói.  Trước khi bị đói, không bao giờ thấy nó nhớ đến cha, không thấy xám hối vì bỏ cha đi, không thấy băn khoăn hồi tâm về căn nhà cũ, nơi còn có cha chẳng biết già yếu ra sao, không thấy nuối tiếc vì phá tan cả sản nghiệp của cha.  Sau khi bị đói nó mới băn khoăn tìm đường về.  Cái tự nhủ, băn khoăn của nó là làm sao để được ăn.  Nó dự tính nói với cha nó là nó trót phạm tội nghịch với trời, nó không còn đáng gọi là con, nó chỉ xin được đối xử như một người làm công.  Trong tự nhủ này có một ngập ngừng không đơn giản.  Tại sao nó muốn được đối xử như một người làm công?  Người làm công có dư bánh ăn!  Có phải, bây giờ muốn có bánh thì chỉ cần xin được làm người làm công?  Tôi không muốn khắt khe xét đoán sự trở về của nó.  Nhưng vẫn có một u uẩn trong lối hành văn của thánh sử Luca.  Ban đầu, vì đói nó mới về.  Khi hồi tâm nó nghĩ đến miếng bánh của người làm công được ăn.  Những ý tưởng này cho tôi nghĩ lời nói "trót phạm tội nghịch đến Trời và trước mặt cha; con không còn đáng gọi là con cha nữa", mang một giá trị rất nhẹ của lòng xám hối.

Nếu nó được ăn rau của heo thì nó ngang hàng bằng heo.  Nhưng trước mặt người ta, nó không được ăn rau của heo, nghĩa là nó không giá trị bằng heo.  Cái hoang vu của mầu tím ở đây là nếu nó được ăn rau của heo thì liệu nó có trở về không?  Cái dằn vặt của một mầu tím khó tìm được câu trả lời là tại sao phải đợi đến khi ngay cả rau cho heo cũng không có ăn lúc bấy giờ mới về.  Ðó là cuộc lên đường về trọn vẹn sao?  Ðấy là cuộc lên đường thúc đẩy từ lòng xám hối sao?

Mỗi mùa chay, nghĩ đến cuộc trở về trong Tin Mừng thánh Luca, tôi lại mơ ước một cuộc lên đường trọn vẹn.  Tôi trở về trọn vẹn để xứng đáng lòng yêu thương của Chúa, hay chỉ có thể dựa vào lòng xót thương của Chúa mà tôi có thể trở về?

Thái độ của người cha

Khi nhớ thì mỗi chiều cách biệt là một quãng đời hoàng hôn xạm tím.  Lần rở lại những trang đầu của câu chuyện.  Ta thấy thánh sử Luca vẽ chân dung người cha bằng một sắc mầu rất đỗi chịu đựng.

Ngài còn nói: "Người kia có hai đứa con. Con thứ nói với cha: "Thưa cha, xin ban cho con phần gia sản thuộc về con!" Vậy người cha đã phân chia của cải cho chúng nó.  Không mấy ngày sau, đứa con thứ thâu góp tất cả của cải mà trẩy đi phương xa. Và ở đó nó sống trác táng phá tan cả sản nghiệp".

Bắt đầu câu chuyện là đã thấy mầu tím u uẩn như những giây đàn han rỉ.  Nó như những giọt mưa buồn của một từ giã nặng nề.  Nó như những tiếng chuông trầm, cũng rất thong thả, rơi trong một chiều cô tịch, gõ vào lòng người cha, rất đìu hiu.  Khi người con từ giã, đi xa rồi, lòng người cha ở lại nghe những tiếng chuông ấy vọng về: "Xin ban cho con phần gia sản thuộc về con!"

Tôi không thấy mầu tím buồn trong hồn người cha than vãn, nuối tiếc vì số sản nghiệp bị mang đi. Nhưng có một ray rứt không buông thả trái tim người cha già tội nghiệp.  Cha mẹ chia của cải cho con cái khi biết mình sắp chết.  Con cái chia nhau sản nghiệp khi bố mẹ đã qua đời.  Tài sản của cha mẹ, nên chỉ khi cha mẹ gọi con cái đến chia, con cái mới được nhận, không khi nào con cái được quyền đến đòi cha mẹ phải chia cho mình.  Nhưng ở đây, người con không đợi nổi đến ngày cha mình chết. Nó mong sao ngày đó chóng đến.  Nhưng bao giờ?  Thôi! cha cứ chia cho tôi trước đi, đợi cha chết lâu quá!  Cha cứ chia đi rồi ngày nào cha chết tùy cha!

Người cha không nổi giận.  Ðưa cho con gói bạc mà thực ra nó chẳng có quyền đòi.  Người cha không tiếc gia nghiệp, nhưng tiếc một tình nghĩa đang mất.  Tiếng nói của người con: "Xin ban cho con phần gia sản thuộc về con" như những tiếng chuông báo tử của một linh hồn sắp lìa đời đang gõ xuống lòng người cha một sự thật đau đớn không thể chối từ.  Người cha nhìn về chân trời để thấy hồn mình là một nỗi sầu tím.  Người cha già giữ nỗi sầu tím ấy trong im lặng.

Lạy Chúa,

Bàn thờ đã giăng lên mầu tím của mùa chay.  Ngày ngày dâng lễ con thấy mầu tím nhắc nhở con trở về.  Con đã được dạy hãy lấy hình ảnh người con hoang đàng trở về làm mẫu mực.  Ðọc lại câu chuyện, con thấy sự trở về của nó không phải là một mẫu mực.  Sự trở về lý tưởng phải là sự trở về đến từ hồi tâm của tình yêu tha thiết.

Con thấy động lực thúc đẩy người con thứ trở về là miếng ăn.  Một cuộc trở về man mác buồn. Nhưng, những tối một mình trong thinh lặng, rồi, những trang Lời Chúa nói với con bằng một ngôn ngữ rất sâu.  Nếu cuộc trở về của nó mà trọn vẹn đến từ nước mắt thì câu chuyện thánh sử Luca trình bầy sẽ đẹp lắm, sẽ uy hùng lắm.  Câu chuyện trở nên thiên anh hùng ca, nhưng sẽ là thách đố sợ hãi cho con.

Nhìn lại những cuộc lên đường về của con, con thấy cũng giống vậy.  Con lên đường về cũng vì miếng ăn. "Khi tình yêu con còn mơ, tin yêu con dệt thơ thì tình Chúa hững hờ.”  Con trở về khi cuộc đời dầm bập con.  Nếu người cha chỉ hân hoan đón đứa con hoang đàng khi nó về với lòng xám hối ăn năn tận đáy lòng thì chắc Chúa ít có cơ hội đón con lắm.  Con trở về vì con muốn thiên đàng.  Con trở về vì con sợ hỏa ngục.  Con trở về vì đời hắt hủi.  Sự trở về của con vẫn đến từ nỗi sợ, từ sự thèm muốn, từ một cùng đường.

Cuộc trở về của đứa con hoang đàng trong Tin Mừng Luca không là mẫu mực lên đường về như một gương xám hối, mà con thấy là cuộc trở về dựa vào tình yêu của Chúa.

Làm sao định nghĩa được tình yêu.  Người ta nói như thế.  Người ta bảo không định nghĩa được tình yêu vì tình yêu phức tạp quá.  Con không nghĩ vậy.  Tình yêu khó hiểu không phải vì phức tạp mà vì nó quá sâu để hiểu.  Khi tình yêu phức tạp là người ta đang đày đọa tình yêu mất rồi. Chỉ vì miếng ăn người con mới trở về mà cũng làm cho người cha quá đỗi vui mừng.  Lòng xót thương của Chúa, con không hiểu được.  Con không hiểu được chẳng phải tình yêu phức tạp mà vì tình yêu quá sâu.

Con không thấy người cha hỏi đến gia nghiệp nó mang đi.  Con không thấy người cha thắc mắc bất cứ điều gì để làm cho tình yêu ra phức tạp.  Con không thấy người cha hỏi lý do nào nó trở về.  Con chỉ thấy người cha thương con của mình.  Lạy Chúa, con chỉ trở về được vì dựa lòng thương xót quá bao dung của Chúa.  Con sẽ chẳng bao giờ xám hối trọn vẹn được đâu, và như thế, bao giờ con về được nếu Chúa hỏi con bằng những câu hỏi phức tạp của một tình yêu phức tạp.  Nhìn vào tình thương của Chúa con chỉ thấy một chiều sâu.  Quá sâu.  Dựa vào đó, lạy Chúa, con xin về.

Trích trong "CON BIẾT CON CẦN CHÚA" của tác giả Nguyễn Tầm Thường

Mục lục